Sa trực tràng không phổ biến và không phải là một bệnh nguy hiểm song có thể khiến người bệnh xấu hổ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Các biến chứng nghiêm trọng của bệnh sa trực tràng như hoại thư có thể đe dọa tính mạng người bệnh.
Sa trực tràng là một tình trạng tương đối hiếm gặp. Hiệp hội các bác sĩ phẫu thuật trực tràng và đại tràng Hoa Kỳ ước tính, cứ 100.000 người thì chỉ có khoảng 3 người mắc phải. Sa trực tràng thường gặp ở người lớn hơn trẻ em và đặc biệt phổ biến ở phụ nữ từ 50 tuổi trở lên, những người này có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 6 lần so với nam giới.
Hầu hết phụ nữ bị sa trực tràng ở độ tuổi 60, trong khi hầu hết nam giới ở độ tuổi 40 trở xuống. Trường hợp phụ nữ lớn tuổi, sa trực tràng sẽ thường xảy ra cùng lúc với sa tử cung hoặc sa bàng quang. Điều này là do sự suy yếu chung của các cơ sàn chậu.
Mặc dù không phải là bệnh lý nguy hiểm, nhưng sa trực tràng có thể khiến người bệnh xấu hổ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra, nếu không được điều trị sớm, bệnh kéo dài có thể gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa như loét trực tràng, co thắt trực tràng. Biến chứng hoại tử, hoặc mô trực tràng bị bóp nghẹt phân hủy và chết cũng có thể đe dọa tính mạng người bệnh. ThS.BS Nguyễn Văn Hậu, khuyên, người dân không nên chủ quan với bệnh lý sa trực tràng. Hiểu rõ về bệnh có thể giúp phòng ngừa và điều trị sa trực tràng hiệu quả.
Sa trực tràng là tình trạng một phần của trực tràng bị sa xuống hoặc trượt ra khỏi hậu môn. Trực tràng là phần cuối cùng của ruột già và là nơi lưu trữ phân trước khi thải ra ngoài. (1)
Có ba loại sa trực tràng:
Sa trực tràng có xu hướng trở nên dễ nhận thấy dần theo thời gian. Việc điều trị sa trực tràng sẽ phụ thuộc vào giới tính, tuổi tác, sức khỏe chung và nguyên nhân, mức độ sa, kết quả cận lâm sàng.
Mặc dù chưa tìm ra nguyên nhân cụ thể dẫn đến sa trực tràng song các bác sĩ cho rằng, phần lớn là do các yếu tố bao gồm:
Lúc đầu, người bệnh có thể chỉ nhận thấy một khối u hoặc mô sưng tấy sa ra khỏi hậu môn trong khi đi tiêu và có thể dùng tay đẩy ngược vào bên trong. Tuy nhiên, theo thời gian, khối u/ mô có thể bị sa ra bên ngoài hậu môn vĩnh viễn và không thể đẩy ngược vào bên trong.
Sa trực tràng lâu ngày sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi người bệnh ho, hắt hơi hoặc đứng lên. Đôi lúc, người bệnh có thể cảm thấy bị sa trực tràng giống như “ngồi trên một quả bóng” hoặc như đi đại tiện chưa hết phân.
Ngoài ra, sa trực tràng còn có thể có các triệu chứng khác như khó kiểm soát nhu động ruột, có máu đỏ tươi chảy ra từ trực tràng, cảm giác khó chịu và có thể bị táo bón. (3)
Bệnh sa trực tràng lâu ngày không được điều trị có thể dẫn đến các biến chứng từ nhẹ đến nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Trong đó, phổ biến nhất là 3 biến chứng bao gồm: (4)
Để chẩn đoán sa trực tràng, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử của người bệnh và hỏi về các triệu chứng, sau đó tiến hành khám sức khỏe. Khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ đưa ngón tay đã được đeo găng tay và thoa chất bôi trơn vào trực tràng để kiểm tra. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể yêu cầu người bệnh ngồi vào bồn cầu để đi đại tiện. Điều này sẽ giúp bác sĩ có thể nhìn thấy khối sa.
Bác sĩ Hậu cho biết ở Bệnh viện Tâm Anh có hệ thống quay phim lúc người bệnh đang ngồi đại tiện, gồm một máy quay phim chuyên dụng lắp vào bàn cầu và một hệ thống máy tính điều khiển từ xa, chẩn đoán sa trực tràng chính xác 100%.
Ngoài ra, người bệnh cũng có thể được yêu cầu làm một số xét nghiệm khác, nâng cao hơn để chẩn đoán sa trực tràng, nhất là đối với người bị mắc các bệnh lý. Các xét nghiệm bao gồm:
Sa trực tràng có thể được điều trị bằng một trong các phương pháp sau:
Nếu tình trạng sa trực tràng nhẹ, người bệnh có thể điều trị bằng các loại thuốc làm mềm phân và bổ sung chất xơ theo chỉ định của bác sĩ. Các thuốc điều trị sa trực tràng sẽ làm mềm phân để giúp người bệnh đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên, điều trị bằng thuốc chỉ là giải pháp tạm thời, không chữa khỏi sa trực tràng nên các bác sĩ khuyên người bệnh nên phẫu thuật sa trực tràng càng sớm càng tốt.
Vật lý trị liệu hỗ trợ trước và sau mổ sa trực tràng là nét riêng của Đơn vị Hậu môn trực tràng tại Bệnh viện Tâm Anh. Vật lý trị liệu nhằm làm săn chắc lại cơ hậu môn, cơ sàn chậu và phục hồi các cung phản xạ đại tiện. Người bệnh sẽ được kích điện trong lòng hậu môn phối hợp tập phản hồi sinh học, Kegel.
Phương pháp điều trị sa trực tràng phổ biến nhất là phẫu thuật để đưa trực tràng trở lại vị trí cũ. Người bệnh được chỉ định làm loại phẫu thuật nào sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như sức khỏe tổng thể, tuổi tác và mức độ nghiêm trọng của tình trạng sa trực tràng. Hiện có hai loại phẫu thuật phổ biến nhất thường được áp dụng cho người bệnh sa trực tràng bao gồm:
Theo bác sĩ Hậu, bệnh sa trực tràng chủ yếu do chế độ ăn uống và sinh hoạt không đúng cách gây ra. Do đó, để ngăn ngừa sa trực tràng, người dân nên cố gắng không rặn khi đi đại tiện; tránh để mắc táo bón; tăng cường chất xơ trong chế độ ăn uống như ăn nhiều rau xanh và trái cây; uống đủ 2 lít nước mỗi ngày; tập thể dục thường xuyên; tránh béo phì; tránh khuân vác nặng vì điều này có thể gây áp lực lên cơ ruột dễ dẫn đến sa trực tràng. Ngoài ra, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát, phát hiện sớm bệnh.
Bệnh sa trực tràng rất dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ vì đều ảnh hưởng đến đoạn cuối cùng của ruột và có các triệu chứng tương tự nhau.
Sa trực tràng có ảnh hưởng đến thành trực tràng, còn bệnh trĩ lại ảnh hưởng đến các mạch máu trong ống hậu môn. Hai tình trạng này cần điều trị khác nhau, vì vậy điều quan trọng là người bệnh cần được chẩn đoán chính xác.
Nếu được điều trị từ sớm và đúng cách, hầu hết người bệnh sẽ khỏi hẳn bệnh sa trực tràng. Song cũng có một nhóm người có thể tái phát bệnh sau phẫu thuật.
Thông thường, người bệnh sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 3 tháng nếu được chăm sóc và kiêng cữ tốt.
Mặc dù sa trực tràng thường không phải là một vấn đề y tế khẩn cấp nhưng lại gây ra sự khó chịu, xấu hổ, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Do đó, khi nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của sa trực tràng, người bệnh nên đi khám càng sớm càng tốt. Việc trì hoãn chữa sa trực tràng càng lâu thì người bệnh càng có nhiều khả năng mắc các vấn đề vĩnh viễn, chẳng hạn như chứng tiểu không kiểm soát và tổn thương thần kinh, Bác sĩ Nguyễn Văn Hậu khuyến cáo.
Bệnh viện Tâm Anh là đơn vị thăm khám và điều trị các bệnh về tiêu hóa uy tín, trong đó có sa trực tràng. Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – Trực tràng nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và tư vấn phương pháp điều trị trĩ phù hợp, hướng dẫn cách ăn uống sinh hoạt dành riêng cho người bệnh trĩ, các bài tập hậu môn, chăm sóc vết thương hậu môn dành cho người phẫu thuật và các phương pháp hạn chế tái phát trĩ. Đặc biệt, đơn vị Hậu môn – Trực tràng thuộc Trung tâm Nội soi & Phẫu thuật nội soi tiêu hóa cũng thực hiện điều trị trĩ cho các đối tượng đặc biệt như trẻ em và phụ nữ có thai bằng các phương pháp riêng.
Để tìm hiểu về chi phí thăm khám và điều trị, phẫu thuật các bệnh về tiêu hóa vui lòng liên hệ:
Hệ thống bệnh viện Đa khoa Tâm Anh