Polyp dạ dày thường ít có triệu chứng hoặc các triệu chứng không rõ ràng. Những khối u này đa phần là lành tính, không gây ra nhiều tác động nguy hiểm cho sức khỏe. Tuy nhiên, để hạn chế tối đa nguy cơ dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm hiểm gặp, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý triệt để.
Polyp dạ dày là những khối tế bào hình thành trên lớp niêm mạc bên trong bao tử. Hầu hết các polyp ở dạ dày là lành tính, nhưng có một số loại có nguy cơ cao chuyển thành ung thư dạ dày.
Đa phần các trường hợp mắc bệnh polyp dạ dày đều không có triệu chứng. chúng thường phát hiện tình cờ khi người bệnh đi kiểm tra về các vấn đề khác của dạ dày. Tuy nhiên, một số dấu hiệu có thể nhận biết gồm:
Polyp dạ dày được hình thành để phản ứng với các tổn thương trên niêm mạc bao tử. Một số nguyên nhân phổ biến phải kể đến gồm:
Polyp dạ dày được phân chia làm 3 loại chính. Cụ thể bao gồm:
Polyp tuyến đáy vị là polyp dạ dày phổ biến nhất. Chúng thường xuất hiện ở đáy hoặc phần trên của dạ dày. Khi nội soi chúng ta có thể nhìn thấy polyp, loại polyp này thường nhỏ, phẳng hoặc nhô cao. Những polyp này hiếm khi phát triển thành ung thư. Polyp tuyến đáy vị thường liên quan đến việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton lâu ngày. Trong những trường hợp đó, bác sĩ có thể khuyên bệnh nhân ngừng dùng thuốc. (3)
Đây là loại polyp dạ dày phổ biến thứ hai, sau polyp tuyến đáy vị. Khối tế bào này thường xuất hiện ở dạng có cuống hoặc không cuống, với đường kính nhỏ hơn 2cm, phát triển theo từng chùm và nằm rải rác khắp nơi trong dạ dày, thậm chí là gần các vết loét.(5)
Về mặt mô học, đây là sự gia tăng của các tế bào Foveolar tại bề mặt, tạo ra thành hình xoắn ốc kéo dài và đi sâu vào lớp đệm. Polyp tăng sản dạ dày có thể chứa các tuyến môn vị, tế bào chính, tế bào thành đồng thời biểu hiện mô học có thể trùng lặp với các khối u phổi lành tính (Hamartomas) và tình trạng viêm.
Với polyp tăng sản, biểu mô bề mặt cũng có thể bị bào mòn hoặc loét dẫn đến xuất huyết tiêu hóa. Đó cũng là lý do tại sao những khối tế bào này thường có mối quan hệ chặt chẽ với chứng rối loạn gây viêm hoặc kích thích bao tử (viêm dạ dày mãn tính, viêm dạ dày do H. pylori, thiếu máu ác tính…). Trường hợp do vi khuẩn H. pylorivi, việc điều trị thành công sẽ giúp làm lành các polyp tăng sản.
Thông thường, nguy cơ ung thư liên quan đến loại polyp này không cao nhưng có thể dẫn đến u ác tính trên niêm mạc dạ dày, đặc biệt là khi người bệnh bị viêm bao tử mãn tính. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành sinh thiết nhiều vùng xung quanh Polyp.
Đây là loại polyp tân sinh phổ biến nhất, thường được tìm thấy ở gần đáy bao tử và là khởi đầu cho ung thư dạ dày cũng như một số vị trí khác trong cơ thể. Về mặt mô học, polyp u tuyến được phân loại tương tự như u tuyến ở đại tràng với dạng hình ống, nhung mao và nhánh. Khối tế bào này thường phân bổ đơn độc, nhiều nhất nhất là trong khoang nhưng cũng có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên dạ dày. Về mặt nội soi, polyp u tuyến thường không cuống và có kích thước lớn.
Tình trạng viêm dạ dày thể teo và chuyển sản ruột có tỉ lệ liên quan cao đến sự phát triển của loại polyp này. Ngoài ra, polyp u tuyến lớn hơn 2cm với mô học dạng nhung mao có nguy cơ cao dẫn đến ung thư, cụ thể từ khoảng 28 – 40%. Đối với trường hợp này, bác sĩ cần thực hiện thêm các xét nghiệm để chẩn đoán chính xác, đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả. Ngoài ra, việc cắt bỏ tất cả các polyp cũng có thể được tiến hành để hạn chế làm tăng nguy cơ ung thư. Quá trình này thường được thực hiện bằng ống nội soi, thậm chí là phẫu thuật nếu số lượng polyp lớn hoặc ung thư đã bắt đầu di căn.
Polyp u tuyến thường xuất hiện phổ biến ở các quốc gia có tỷ lệ ung thư dạ dày cao như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản… Chưa kể, tỉ lệ mắc phải ở phương Tây cũng đã chiếm từ 6 – 10% trong tổng số trường hợp phát hiện polyp.
Polyp dạ dày có thể xảy ra ở cả nam, nữ và mọi lứa tuổi, tuy nhiên giai đoạn từ 45 tuổi trở lên thường đối mặt với nguy cơ mắc phải cao hơn. Trong đó, polyp tuyến đáy vị thường được tìm thấy ở phụ nữ trung niên.(2)
Bệnh nhân dùng thuốc ức chế bơm proton để điều trị viêm dạ dày, trào ngược axit hoặc các vấn đề về dạ dày khác có thể có nguy cơ phát triển polyp dạ dày cao hơn.
Sự hiện diện của vi khuẩn H. pylori trong dạ dày của bệnh nhân cũng có thể làm tăng nguy cơ bị polyp dạ dày. Tất cả bệnh nhân nên được kiểm tra nhiễm H. pylori hoạt động; nếu có, nhiễm trùng nên được điều trị.
Ngoài ra, những người có thói quen hút thuốc, không tập luyện thể dục thể thao… cùng là đối tượng dễ bị bệnh polyp dạ dày.
Polyp dạ dày thường tình cờ được tìm thấy trong quá trình nội soi cho một vấn đề về dạ dày khác. Nội soi là một thủ thuật trong đó một ống nội soi, một ống dẻo có gắn camera ở một đầu, được đưa vào miệng và đi xuống dạ dày để kiểm tra.
Mặc dù phần lớn polyp dạ dày (hơn 90%) không dẫn đến ung thư, nhưng một số loại polyp cần kiểm tra thêm để đảm bảo không có tế bào ung thư. Nếu phát hiện thấy vùng bất thường, có thể lấy sinh thiết (mẫu mô) trong khi ống nội soi đêm đi xét nghiệm mô bệnh học để tìm tế bào ung thư.
Việc điều trị polyp dạ dày sẽ phụ thuộc vào từng loại, kích thước và nguyên nhân hình thành. Cụ thể như sau:
Các polyp bao tử kích thước lớn thường có nguy cơ cao phát triển thành ung thư. Chẳng hạn, trường hợp phát hiện khối tế bào có đường kính lớn hơn 10mm trong quá trình nội soi, bác sĩ có thể quyết định loại bỏ ngay lập tức. Quá trình này được gọi là cắt polyp. Cụ thể như sau:(4)
Trường hợp polyp xuất hiện quá nhiều, phẫu thuật cắt dạ dày có thể được áp dụng để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cơ quan. Tuy nhiên, lớp niêm mạc bao tử có kết cấu đặc biệt với nhiều nếp gấp khiến cho quá trình thực hiện này trở nên phức tạp. Vì vậy, người bệnh cần cân nhắc lựa chọn bác sĩ, bệnh viện uy tín để tránh tối đa rủi ro không mong muốn.
Nếu quá trình kiểm tra phát hiện thấy nhiễm trùng hoặc tình trạng viêm cùng với một khối u, bác sĩ có thể kê đơn thuốc để điều trị. Giải pháp này được thực hiện phổ biến trong trường hợp nhiễm H. pylori.
Việc cắt bỏ polyp dạ dày chỉ tiến hành trong trường hợp khối tế bào có kích thước lớn và khả năng cao phát triển thành ung thư. Tuy nhiên quá trình thực hiện buộc phải tuân theo chỉ định từ phía bác sĩ. Nếu polyp nhỏ, thủ thuật này có thể sẽ để lại nhiều tác dụng phụ như mong muốn, chẳng hạn như chảy máu.
Polyp dạ dày thường xuất phát từ trạng thái lành tính, tuy nhiên về lâu dài, một vài trường hợp có thể làm tăng nguy cơ ung thư. Do đó, việc phòng ngừa từ sớm là rất cần thiết. Một số hướng dẫn hữu ích gồm:
Polyp dạ dày chỉ gây nguy hiểm trong trường hợp phát triển thành khối u ác tính hoặc làm tăng nguy cơ ung thư cho bao tử. Tuy nhiên, người bệnh không nên chủ quan, thay vào đó cần thực hiện khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện, loại bỏ sớm để hạn chế biến chứng không mong muốn.
Sau khi cắt polyp dạ dày, người bệnh cần bổ sung các món ăn nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe và bao tử. Trong đó, thực đơn hàng ngày nên ưu tiên rau củ quả, trái cây… Ngoài ra, các món ăn dễ tiêu hóa như: cháo, món hầm… cũng là lựa chọn lý tưởng cho thời điểm này.
Ngoài ra, người bệnh nên kiêng những món ăn cứng, gây khó khăn cho quá trình tiêu hóa của cơ thể. Đồng thời, thực phẩm cay nóng, chua, mặn và nhiều dầu mỡ cũng sẽ gây cản trở tiêu cực đối với khả năng phục hồi dạ dày.
Polyp dạ dày không lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nguyên nhân gây viêm dạ dày mạn tính và sinh ra polyp như H.pylori có thể lây qua đường ăn uống.
Polyp dạ dày thường không có triệu chứng rõ ràng và phần lớn chỉ được phát hiện thông qua quá trình nội soi định kỳ. Ngoài ra, trường hợp những khối tế bào này phát triển thành ung thư cũng chiếm tỉ lệ rất nhỏ (từ 6 – 10%). Tuy nhiên, nếu polyp dạ dày có kích thước lớn cũng sẽ gây ra một vài triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày như: khó tiêu, ợ nóng, đau bụng, xuất huyết bao tử… Vì vậy, việc phát hiện và điều trị sớm là vô cùng cần thiết.
Trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và Khoa Tiêu hóa – Gan mật – Tụy (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề về gan từ nhẹ đến nặng (gan nhiễm mỡ, viêm gan cấp tính, mạn tính, xơ gan, ung thư gan…). Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh về gan với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Trên đây là tổng hợp tất cả các thông tin chi tiết liên quan đến polyp dạ dày. Hy vọng với những chia sẻ này, người bệnh đã cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích để chủ động phòng ngừa, phát hiện sớm và liên hệ điều trị kịp thời. Ngoài ra, bởi polyp dạ dày thường rất khó nhận biết, vì vậy quá trình nội soi, kiểm tra định kỳ là rất quan trọng.