Vào lúc 20h ngày 16/2/2022, PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh – Giám đốc Trung tâm Tim mạch và TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Văn Phan – Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ tham gia chương trình Tư vấn trực tuyến chủ đề “Phẫu thuật van tim ít xâm lấn: Chẩn đoán và điều trị” nhằm giải đáp thắc mắc về phương pháp tiên tiến trong điều trị bệnh van tim hiện nay.
Trái tim của chúng ta giống như một cái máy bơm được làm bằng mô cơ. Nó có 4 buồng bơm: 2 buồng trên là tâm nhĩ và 2 buồng dưới là tâm thất. Các van giữa mỗi buồng bơm có nhiệm vụ giữ cho máu chảy về phía trước qua tim. Khi van bị hư hỏng và không hoạt động như bình thường, chúng cần được sửa chữa hoặc thay thế qua cuộc phẫu thuật van tim.
Trước đây, phương pháp phẫu thuật tim hở (mổ hở) thường được áp dụng để sửa chữa hoặc thay thế van tim. Một vết rạch lớn được tạo ra ở ngực và tim tạm ngừng đập trong suốt quá trình mổ. Hiện nay, các kỹ thuật phẫu thuật van tim mới hơn, ít xâm lấn hơn đã được phát triển thay cho phương pháp mổ cũ. Phương pháp mới này đem lại nhiều ưu điểm hơn nên ngày càng được ưa chuộng và ưu tiên chọn lựa.
Khi nào người bệnh van tim được chỉ định phẫu thuật? Phương pháp phẫu thuật van tim ít xâm lấn là gì, thường được chỉ định trong những trường hợp nào? Phẫu thuật van tim ít xâm lấn có ưu điểm ra sao? Cần lưu ý gì trước khi phẫu thuật để đạt kết quả tối ưu nhất? Chế độ chăm sóc người bệnh sau khi phẫu thuật van tim?… Tất cả thắc mắc trên sẽ được các chuyên gia giải đáp trong chương trình Tư vấn trực tuyến “Phẫu thuật van tim ít xâm lấn: Chẩn đoán và điều trị” vào lúc 20h, ngày 16/2/2022.
Chương trình được phát sóng trực tiếp trên website https://tamanhhospital.vn/, youtube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh và các fanpage Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Trung tâm Tim mạch, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn, Nutrihome – Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng và Youtube Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh. Ngay bây giờ, độc giả có thể đặt câu hỏi tại đây để được chuyên gia giải đáp trong chương trình.
Tim có 4 van: van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ và van động mạch phổi. Các van này đảm bảo máu chỉ chảy theo một hướng qua tim. Bệnh van tim xảy ra khi van tim không hoạt động đúng cách. Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh là do tình trạng sốt thấp khớp, dị tật bẩm sinh, thoái hóa theo thời gian và nhiễm trùng. Các bệnh lý van tim thường gặp là hẹp van tim, hở van tim, suy van tim.
Khi van tim bắt đầu bị hỏng, tim phải đập mạnh hơn để bù lại lượng máu đi ra từ tim sụt giảm. Theo thời gian, bệnh van tim tiến triển nặng lên, gây nên các triệu chứng:
Nếu bệnh lý van tim không được phát hiện và điều trị kịp thời, người bệnh sẽ phải đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như:
PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh, Giám đốc Trung tâm Tim mạch BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết: “Mọi phương pháp điều trị bệnh van tim đều hướng đến mục tiêu bảo vệ van khỏi bị hư hại thêm. Giai đoạn đầu, khi bệnh ở mức độ nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể kê toa thuốc. Đến giai đoạn nặng hơn, người bệnh sẽ được xem xét sửa hoặc thay van tim. Ưu điểm của việc sửa van là giảm nguy cơ nhiễm trùng, giảm nhu cầu dùng thuốc làm loãng máu suốt đời và sức mạnh cơ tim được bảo toàn. Trong khi đó, nếu phẫu thuật thay van, van tim bị hư hỏng sẽ được thay thế bằng một van khác (van cơ học hoặc sinh học), có chức năng hoạt động gần như van tim của người bình thường”.
Để chẩn đoán bệnh van tim, bên cạnh khám tổng quát, bác sĩ thường tiến hành các cận lâm sàng như siêu âm tim, thông tim, điện tâm đồ (ECG), chụp X-quang phổi, MRI tim… Việc chỉ định phương pháp điều trị cho từng bệnh nhân sẽ dựa trên kết quả thăm khám và cận lâm sàng. Với những trường hợp có chỉ định phẫu thuật, các bác sĩ sẽ ưu tiên lựa chọn phương pháp mổ ít xâm lấn.
Ở những cuộc phẫu thuật van tim kinh điển, các bác sĩ tiếp cận tim và các mạch máu lớn trong lồng ngực thông qua đường mở ngực, ngay giữa xương ức. Đường mổ có chiều dài từ 15-20cm, kéo dài từ hõm ức đến hết xương ức. Tuy phương pháp này an toàn, bộc lộ rõ các thành phần cần can thiệp nhưng có nhược điểm là nguy cơ nhiễm trùng cao, chảy máu nhiều, thời gian hồi phục lâu, sẹo mổ dài gây mất thẩm mỹ…
TTƯT.PGS.TS.BS Nguyễn Văn Phan – Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh TP.HCM chia sẻ: “Hiện nay, các chuyên gia hướng tới một kỹ thuật mổ van tim hiện đại hơn, đó là phương pháp phẫu thuật van tim ít xâm lấn: Mini-Invasive. Thay vì rạch đường mổ dài ở trước ngực, bác sĩ chỉ rạch các đường mở nhỏ với chiều dài trung bình 5cm ở ngực, hoặc mở một nửa thay vì toàn bộ xương ức như trước đây. Ưu điểm của phương pháp này là giảm mất máu, giảm nguy cơ nhiễm trùng, ít chấn thương ngực và mô cơ tim, vết sẹo mổ nhỏ hơn (đồng nghĩa với người bệnh ít đau hơn sau mổ và thời gian hồi phục ngắn hơn). Bệnh nhân chỉ mất khoảng 2-4 tuần để phục hồi thay vì 6-8 tuần nếu phẫu thuật theo phương pháp truyền thống”.
Bất cứ cuộc phẫu thuật nào cũng vậy, giai đoạn hậu phẫu đóng vai trò rất quan trọng, quyết định 50% thành công của ca mổ. Đối với phẫu thuật van tim ít xâm lấn, sau khi xuất viện, người bệnh cần tuân thủ đúng lời dặn của bác sĩ để vết mổ chóng lành: giữ cho vùng phẫu thuật sạch sẽ và khô ráo, di chuyển và vận động nhẹ nhàng, không lái xe, không tập luyện cường độ cao, uống thuốc đủ liều lượng… Bên cạnh đó, cần thông báo ngay với bác sĩ nếu xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
Sau khi phẫu thuật van tim, bệnh nhân sẽ phải tái khám định kỳ với bác sĩ để theo dõi tình trạng của mình. Đồng thời, nên duy trì lối sống tốt cho sức khỏe tim mạch, cụ thể:
Trung tâm Tim mạch Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến, chuyên tiếp nhận và thực hiện các ca phẫu thuật van tim cũng như chẩn đoán sớm, điều trị hiệu quả bệnh lý tim mạch. Trung tâm quy tụ đội ngũ chuyên gia và bác sĩ đầu ngành, giàu kinh nghiệm thực tiễn. Ngoài phẫu thuật van tim, Trung tâm còn thực hiện các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị bệnh lý tim mạch như kỹ thuật Hybrid (can thiệp và phẫu thuật đồng thời) đặt Stent Graft trong phình tách động mạch chủ; chụp, nong và đặt stent động mạch vành; chụp, nong và đặt stent mạch máu ngoại biên; can thiệp điều trị tim bẩm sinh (bít thông liên nhĩ, thông liên thất, ống động mạch); cấy máy tạo nhịp điều trị nhịp chậm, điều trị suy tim (CRT) và máy phá rung cấy được (ICD)…
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH