Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Điều đó có nghĩa là chỉ cho trẻ bú mẹ mà không cần bổ sung bất cứ thức ăn hoặc đồ uống nào khác – kể cả nước chín. Ngoại trừ những trường hợp trẻ cần bổ sung vitamin, khoáng chất hoặc sử dụng thuốc theo chỉ định của chuyên gia y tế.
ThS.BS Nguyễn Thị Quý Khoa, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, mẹ nên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ vì những lợi ích tuyệt vời cho cả mẹ và bé. Trong sữa mẹ chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại các bệnh nhiễm khuẩn mà mẹ đã từng mắc hoặc đã tiêm vaccine phòng bệnh. Sữa mẹ giúp trẻ ít mắc các bệnh tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, hen suyễn, viêm phổi; giảm nguy cơ bị dị ứng, chàm, nhiễm trùng tai cũng như mắc các bệnh béo phì, tim mạch, đái tháo đường khi trưởng thành.
Cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ cũng sẽ giúp tử cung co bóp, đào thải các sản phẩm còn sót lại như nhau thai và màng nhầy, giúp chấm dứt sớm tình trạng chảy máu âm đạo sau sinh. Đồng thời, giúp mẹ nhanh chóng lấy lại vóc dáng như trước khi mang thai.
Tuy nhiên, mẹ cần trang bị kiến thức cho bé bú đúng cách để tránh mắc phải các bệnh lý lành tính tuyến vú. Trong đó, thường gặp nhất là viêm tắc tia sữa (tuyến sữa), nếu không được điều trị kịp thời và đúng phương pháp có thể gây viêm tuyến vú, áp xe vú, lâu dần trở thành dải xơ hóa hoặc u xơ tuyến vú.
“Vú là bộ phận quan trọng của người phụ nữ trong việc đảm nhận thiên chức làm mẹ và dễ mắc các bệnh lý khác nhau. Một số bệnh tuyến vú lành tính nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, nhất là ung thư. Vì thế, chị em cần yêu thương bản thân, chủ động thăm khám khi phát hiện bất thường để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời mới có kết quả tốt nhất”, bác sĩ Quý Khoa chia sẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách ngoài việc giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh tuyến vú ở mẹ, còn giúp phòng ngừa tình trạng sặc sữa ở bé. Sặc sữa là hiện tượng sữa trào ngược vào đường thở, khí quản, phế quản, thậm chí chui vào tận các phế nang làm tắc đường hô hấp, khiến trẻ bị khó thở, sặc sụa, tím tái, nguy hiểm nhất là ngừng thở.
BS.CKI Lê Thị Ngọc Dung, Bác sĩ Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, nguyên nhân dẫn đến tình trạng sặc sữa thường gặp nhất là do trẻ không được bú đúng tư thế, trẻ bú khi đang khóc, đang ho hoặc sữa mẹ xuống quá nhiều… khiến trẻ không nuốt kịp. Phát hiện sớm và xử trí đúng cách sẽ giúp trẻ thoát khỏi tình trạng nguy hiểm.
Lớp học tiền sản 7 của BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ mang đến 2 nội dung bổ ích sau:
Có những bệnh lý tuyến vú thường gặp nào? Phát hiện sớm bệnh tuyến vú bằng cách nào? Dấu hiệu nhận biết trẻ bị sặc sữa là gì? Xử lý sặc sữa ở trẻ sơ sinh như thế nào? Hướng dẫn cách nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách và phòng ngừa sặc sữa ở trẻ… Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong lớp học. Bố mẹ hãy cùng tham gia để được trang bị những kiến thức bổ ích và quan trọng để chăm sóc, nuôi dưỡng bé khỏe mạnh và phát triển tối ưu!
Thời gian: Thứ 7 ngày 03/06/2023
Thời lượng: 180 phút
Địa điểm: Tầng trệt Trung tâm Đào tạo và Nghiên cứu khoa học (mới), BVĐK Tâm Anh TP.HCM (2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM)
Đăng ký tham gia tại: https://tamanhhospital.vn/lop-hoc-tien-san-tamanh/
Đăng ký qua QRcode trên hình.
Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM gửi lời tri ân đến Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn VNVC đã đồng hành cùng chương trình ý nghĩa cho mẹ bầu.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH