Mang thai là thiên chức thiêng liêng của người phụ nữ, là niềm hạnh phúc của cả gia đình. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu có vết mổ đẻ cũ cần tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn thăm khám và chăm sóc thai kỳ của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tỷ lệ mổ lấy thai chỉ nên giới hạn dưới mức 20%. Thế nhưng, tỷ lệ thai phụ sinh mổ ở Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung đang gia tăng nhanh chóng, dấy lên mối lo ngại lạm dụng kỹ thuật gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
BS.CKII Lê Thanh Hùng, Phó khoa Sản – Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, thai phụ có vết mổ trên tử cung, đặc biệt là vết mổ lấy thai sẽ có nguy cơ gặp nhiều tai biến sản khoa do gây tê, gây mê, chảy máu, nhiễm trùng vết mổ, tổn thương tiết niệu, hồi phục sức khỏe chậm, thời gian nằm viện kéo dài, ảnh hưởng đến việc chăm sóc và nuôi con bằng sữa mẹ…
Đặc biệt, thai phụ sinh mổ sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng sinh sản trong tương lai như tăng nguy cơ bị nhau tiền đạo, nhau cài răng lược, vỡ tử cung, buộc phải sinh mổ ở những lần mang thai sau… Với những thai phụ mang thai lần 2 cách lần sinh mổ trước dưới 18 tháng, thai nhi sẽ tăng nguy cơ sinh non, nhẹ cân, thính giác kém, vàng da, kém phát triển về cả trí tuệ và thể chất.
“Phụ nữ có vết mổ cũ trên tử cung vẫn có thể mang thai và sinh con khỏe mạnh nếu tuân thủ chặt chẽ hướng dẫn của bác sĩ, khám thai đều đặn, chọn chăm sóc thai kỳ tại cơ sở y tế uy tín, có bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm để được theo dõi thai kỳ và can thiệp xử lý kịp thời”, bác sĩ Lê Thanh Hùng chia sẻ.
Bên cạnh việc tìm hiểu và trang bị những kiến thức chăm sóc thai kỳ, bố mẹ cũng cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi bé chào đời, đặc biệt là 7 ngày đầu tiên. Lúc này, trẻ vừa chuyển từ môi trường sống trong tử cung người mẹ, được nuôi dưỡng trực tiếp bằng dinh dưỡng từ mẹ truyền qua dây rốn sang môi trường sống bên ngoài tử cung, tự ăn, tự chuyển hóa và “đối mặt” với nhiều tác nhân có hại, dễ mắc các bệnh lý do vi khuẩn, virus… gây ra.
“Trẻ sơ sinh chưa thể nói chuyện nên bố mẹ cần chú ý đến các hành vi, phản ứng của trẻ để sớm nhận biết các vấn đề bất thường và đưa bé đi khám kịp thời”, BS.CKI Nguyễn Thị Kim Học, Bác sĩ Trung tâm Sơ sinh BVĐK Tâm Anh TP.HCM khuyến cáo.
Mong muốn bố mẹ được trang bị kiến thức chăm sóc thai kỳ khoa học và an toàn khi mang thai có vết mổ cũ trên tử cung, cũng như nắm được những kiến thức quan trọng và cần thiết khi chăm sóc bé trong năm đầu đời, BVĐK Tâm Anh TP.HCM tổ chức lớp học tiền sản số 18 với 2 nội dung thiết thực và bổ ích sau:
Thời gian: Thứ 7 ngày 04/11/2023
Thời lượng: 180 phút
Địa điểm: Viện Nghiên cứu Tâm Anh (2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM)
Sinh mổ sau bao lâu nên có thai lại để đảm bảo an toàn? Mang thai khi có vết mổ cũ trên tử cung cần lưu ý những gì? Có những bất thường nào thường gặp ở trẻ sơ sinh? Dấu hiệu nhận biết và xử trí như thế nào để đảm bảo an toàn cho trẻ?… Tất cả những thắc mắc này sẽ được 2 chuyên gia giải đáp ngay trong lớp học.
Đăng ký tham gia tại: https://tamanhhospital.vn/lop-hoc-tien-san-tamanh/
Trung tâm Sản Phụ khoa BVĐK Tâm Anh TP.HCM cảm ơn Hệ thống Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em & Người lớn VNVC và Yoga House đã đồng hành cùng chương trình ý nghĩa cho mẹ bầu.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH