//= SITE_URL ?>
Hở van 3 lá có thể là một bệnh lý tim bẩm sinh, hoặc xảy ra do các bệnh lý khác làm tổn thương van tim ba lá. Nếu tình trạng hở van nhẹ và không có triệu chứng không nhất thiết điều trị. Tuy nhiên, trong trường hợp van 3 lá bị hở nghiêm trọng, người bệnh cần được điều trị sớm phòng ngừa biến chứng.
Trái tim bình thường bao gồm 4 buồng. Hai buồng phía trên hoạt động như những hồ chứa, thu thập máu trở về tim. Chúng được gọi là tâm nhĩ. Từ tâm nhĩ, máu đi xuống hai buồng phía dưới, gọi là tâm thất. Máu được bơm vào các động mạch lớn theo nhịp đập của tim. Động mạch lớn xuất phát từ tim phải gọi là động mạch phổi sẽ mang máu lên phổi, gọi là tiểu tuần hoàn. Trong khi đó, động mạch lớn xuất phát từ tim trái được gọi là động mạch chủ sẽ mang máu đi khắp cơ thể, gọi là đại tuần hoàn.
Hai tâm thất và hai tâm nhĩ được chia bởi vách ngăn. Vách ngăn giữa hai tâm nhĩ gọi là vách liên nhĩ. Vách chia giữa hai tâm thất gọi là vách liên thất. Máu đỏ sẫm trở về tâm nhĩ phải từ đại tuần hoàn thông qua hai tĩnh mạch lớn gọi là tĩnh mạch chủ trên và tĩnh mạch chủ dưới; sau đó bơm xuống thất phải và từ thất phải lên phổi để trao đổi oxy. Máu đỏ thẫm sẽ trở thành đỏ tươi sau khi trao đổi oxy ở phổi. Máu đỏ tươi này sau đó qua hai tĩnh mạch từ mỗi bên phổi trở về nhĩ trái, và được bơm từ thất trái đi khắp cơ thể.
Có 4 van tim nhằm kiểm soát dòng máu qua tim. Chúng có hai hoặc ba mảnh van hoạt động đóng và mở đồng bộ để cho máu không đi sai hướng. Các van nằm ở vị trí nối giữa tâm nhĩ và tâm thất (van 2 lá và van 3 lá) và nằm ở vị trí xuất phát của động mạch lớn đi ra từ tâm thất (van động mạch chủ và van động mạch phổi).
Van 2 lá và van 3 lá còn gọi là van nhĩ thất, trong khi van động mạch chủ và van động mạch phổi gọi là van động mạch.
Xem thêm: Hở van 2 lá là gì?
Cấu tạo van tim
Hở van 3 lá là tình trạng xảy ra khi van không đóng kín. Tức là, sau khi tâm nhĩ phải bơm máu xuống buồng tâm thất phải, lá van không đóng khít lại nên khiến máu chảy ngược vào tâm nhĩ – nơi nó vừa được bơm đi. Theo thời gian, hở van ba lá mức độ nhiều nếu không được chữa trị đúng cách sẽ dẫn tới suy chức năng tâm thất phải và sau đó có thể suy tim toàn bộ. (1)
Tùy theo tình trạng nặng hoặc nhẹ, hở van 3 lá được chia thành 4 mức độ:
Một số người mắc bệnh nhưng không gặp phải biểu hiện rõ rệt. Các dấu hiệu chỉ xuất hiện khi bệnh tiến triển đến giai đoạn trung bình hoặc nặng. Nếu may mắn, bệnh có thể được phát hiện khi người bệnh đi tầm soát sức khỏe định kỳ, hoặc thực hiện các chẩn đoán hình ảnh với mục đích chẩn đoán những bệnh lý khác. (2)
Các biểu hiện thường gặp của hở van 3 lá khi bệnh chuyển sang giai đoạn nặng hơn bao gồm:
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng hở van 3 lá, trong đó phổ biến nhất là sự giãn nở tâm thất phải. Tâm thất phải có nhiệm vụ bơm máu từ tim đến phổi. Khi tâm thất phải buộc phải làm việc nhiều hơn, nó cần phải tăng kích thước và tăng lực co bóp, lâu dần gây giãn buồng tim phải. Kết quả là vòng mô hỗ trợ khả năng đóng mở của van 3 lá cũng bị giãn theo. (3)
Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể tác động đến van ba lá và khiến nó hoạt động sai cách. Các yếu tố này bao gồm suy tim và bất thường cơ tim (bệnh cơ tim).
Bên cạnh đó, van 3 lá bị hở còn do biến chứng từ một số bệnh lý hoặc điều kiện y tế, chẳng hạn như:
Một số dị tật tim bẩm sinh là tiền căn của tình trạng hở van 3 lá
Một người có các yếu tố nguy cơ dưới đây sẽ tăng khả năng bị hở van 3 lá:
Nếu bạn đang gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số các dấu hiệu kể trên, bác sĩ có thể nghi ngờ bạn bị hở van 3 lá, nhất là khi bạn có các tình trạng hoặc yếu tố nguy cơ khác liên quan đến chứng bệnh này. (4)
Việc chẩn đoán hở van 3 lá thường bắt đầu bằng việc kiểm tra sức khỏe toàn diện. Bác sĩ sẽ dùng ống nghe để nghe tiếng thổi ở tim của bạn. Nếu nhận thấy âm thanh bất thường, rất có thể đó là dấu hiệu cho thấy máu đang chảy ngược. Lúc đó, bạn sẽ được chỉ định tiến hành các chẩn đoán hình ảnh hoặc phương pháp sau nhằm xác định chính xác bệnh trạng:
Siêu âm tim gắng sức xe đạp có thể giúp phát hiện những bất thường ở tim.
Hở van 3 lá sinh lý và hở van ở mức độ nhẹ không nguy hiểm tính mạng nếu được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, nếu bệnh không được theo dõi và điều trị đúng cách sẽ kéo dài, tiến triển đến mức độ trung bình và nặng, gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
Như trên đã nói, có những trường hợp hở van 3 lá không cần điều trị (hở van mức độ nhẹ). Thay vào đó, bạn cần kiểm tra sức khỏe tim mạch thường xuyên để đảm bảo bệnh không tiến triển nặng thêm. Đối với những người có các triệu chứng nặng, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Việc ap dụng phương pháp điều trị nào sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân và mức độ hở.
Một số loại thuốc đặc trị mà bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân hở van 3 lá là:
Nếu sau một thời gian uống thuốc, bệnh không cải thiện và có chiều hướng xấu đi, bác sĩ sẽ cân nhắc một trong các phương pháp phẫu thuật sau:
Bác sĩ sẽ tiến hành sửa van tim bằng cách sửa các lá van, khâu nhỏ vòng van lại để chúng có thể đóng kín, ngăn máu chảy ngược trở lại.
Van bị hỏng sẽ bị loại bỏ và thay thế bằng van cơ học hoặc van sinh học (làm từ mô tim của bò, lợn hoặc người). Van cơ học có ưu điểm không bị thoái hóa nhưng dễ hình thành cục máu đông gây tắc mạch. Do đó, người bệnh cần uống thuốc chống đông máu suốt đời nhằm ngăn ngừa hình thành cục máu đông. Trong khi đó, van sinh học dễ bị thoái hóa theo thời gian, tức tuổi thọ của van ngắn hơn, bù lại ít có nguy cơ hình thành cục máu đông.
Biện pháp phòng tránh hở van 3 lá hiệu quả nhất là quản lý các yếu tố nguy cơ có khả năng gây bệnh, chẳng hạn như viêm khớp dạng thấp, viêm nội tâm mạc nhiễm trùng và hội chứng Marfan.
Nếu bạn bị viêm họng do liên cầu khuẩn, cũng cần điều trị triệt để. Bởi lẽ, viêm họng dai dẳng có thể dẫn đến sốt thấp khớp, thấp tim – một nguyên nhân của tình trạng này.
Ngoài ra, cần trao đổi với bác sĩ trước khi bạn dùng bất kỳ loại thuốc mới nào. Một số loại thuốc có thể làm tăng nguy cơ hở van 3 lá.
Bên cạnh việc tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, việc điều chỉnh chế độ ăn uống, vận động và sinh hoạt khoa học cũng góp phần ngăn ngừa hở van 3 lá tiến triển. Cụ thể, người bệnh cần:
Chế độ ăn thân thiện với trái tim là chìa khóa cải thiện các triệu chứng bệnh tim mạch
Nếu bạn bị hở van 3 lá và có dự định mang thai, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Khi thai nhi càng lớn, tim phải hoạt động nhiều hơn, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Trong trường hợp xấu, bệnh tình của bạn trở nặng, không chỉ ảnh hưởng tới tính mạng bản thân mà còn có nguy cơ sinh non, lưu thai hoặc thai nhi bị dị tật bẩm sinh. Vì thế, dựa trên tình trạng bệnh lý và sức khỏe của bạn; đồng thời đánh giá rủi ro có thể xảy ra với một thai phụ mắc bệnh, bác sĩ sẽ quyết định bạn có thể mang thai hay không.
Nhìn chung, tiên lượng của hở van 3 lá là khá tốt, nhất là với những trường hợp hở van 3 lá sinh lý hoặc can thiệp điều trị từ giai đoạn sớm. Do đó, chủ động khám sức khỏe định kỳ và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp bạn có một trái tim khỏe mạnh.
Quá trình hồi phục hoàn toàn sau mổ có thể mất một đến vài tuần, tùy thuộc vào tốc độ lành vết thương và loại phẫu thuật được thực hiện. Hiện nay, bệnh viện đa khoa Tâm Anh áp dụng kỹ thuật mổ tim ít xâm lấn, gây tê mặt phẳng cơ dựng sống (ESP), chăm sóc sau mổ tích cực… giúp bệnh nhân hồi phục nhanh, xuất viện sớm sau khoảng 3-5 ngày.
Trung tâm Tim mạch Hệ thống BVĐK Tâm Anh được dẫn dắt bởi hai chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tim mạch: PGS.TS.BS Phạm Nguyễn Vinh (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và TTND.PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bạch Yến (BVĐK Tâm Anh Hà Nội). Nơi đây được trang bị hệ thống máy móc tiên tiến và cơ sở vật chất tiện nghi, đã chẩn đoán và điều trị thành công cho nhiều bệnh nhân mắc các bệnh lý tim mạch như hẹp/hở van tim, suy tim, bệnh mạch vành, nhồi máu cơ tim…
Sự kết hợp chặt chẽ giữa Trung tâm Tim mạch với các chuyên khoa khác như Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm xét nghiệm, Ngoại tổng quát, Nội tổng quát… giúp điều trị toàn diện cho người bệnh có nhiều bệnh lý đi kèm.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hở van 3 lá hoàn toàn có thể kiểm soát nếu được phát hiện sớm. Do đó, mỗi người nên chủ động khám tầm soát các bệnh lý tim mạch định kỳ. Việc làm này càng cần thiết hơn với những người có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ giúp phát hiện bệnh sớm và can thiệp hiệu quả.