Xương đùi là xương lớn và mạnh nhất trong cơ thể, giữ vai trò quyết định việc di chuyển và cử động của toàn bộ cơ thể. Vì thế, nếu chẳng may chấn thương gãy thân xương đùi (gãy xương đùi) xảy ra, bạn cần làm gì để phục hồi chức năng sau khi bị gãy xương đùi?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BSCKII Phạm Trung Hiếu, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội.
Đây là một trong những chấn thương nghiêm trọng nhất
Đôi chân chúng ta được cấu tạo bởi ba xương dài: xương đùi, xương chày và xương mác – cùng một xương ngắn hơn gọi là xương bánh chè. Xương đùi kéo dài từ xương chậu đến đầu gối. Xương chày và xương mác nằm ở cẳng chân. Trong đó, xương đùi là xương dài và khỏe nhất của đôi chân nói riêng và cơ thể nói chung. (1)
Gãy thân xương đùi (tiếng Anh là Broken Thighbone/Femur) là nứt gãy cấu trúc xương đùi do chấn thương trực tiếp/gián tiếp, dẫn tới tình trạng đau nhức và hạn chế khả năng vận động của khớp háng/gối. một trong những chấn thương nghiêm trọng nhất. Vì xương đùi rất khỏe nên nó chỉ có thể bị gãy khi gặp phải một lực tác động cực mạnh, ví dụ như tai nạn xe cơ giới, té ngã, va chạm trong lúc chơi thể thao…
Xương đùi có khả năng bị gãy theo nhiều cách khác nhau, tùy thuộc vào lực tác động. Các mảnh xương có thể xếp đúng hàng (gãy ổn định) hoặc không thẳng hàng (gãy di lệch). Da xung quanh chỗ gãy có thể nguyên vẹn (vết gãy kín) hoặc bị thủng (vết gãy hở). (2)
Chấn thương được phân loại theo:
Hình thái gãy trục xương đùi phổ biến nhất bao gồm:
Những dấu hiệu cho thấy xương đùi của bạn đã bị gãy là:
Người chơi thể thao là đối tượng dễ bị gãy xương đùi
Nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến gãy thân xương đùi là do va chạm xe máy, té ngã hoặc tai nạn khi chơi thể thao. Trẻ em, người lớn tuổi và các vận động viên là những đối tượng có nguy cơ cao gặp phải chấn thương này.
Tỷ lệ dính chấn thương thân xương đùi ở người trẻ là khá cao và giảm dần sau tuổi 20 (trong đó, tỷ lệ gãy ở phần thân xương giữa là 10/100.000 người hàng năm). Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng gia tăng rõ rệt ở người già trên 75 tuổi và là một trong những chấn thương người cao tuổi thường gặp phổ biến nhất, sau gãy xương hông. (3)
Các biến chứng có thể xảy ra khi xương đùi bị gãy gồm:
Quá trình thăm khám, chẩn đoán gãy thân xương đùi gồm các bước sau:
Trước tiên, bác sĩ sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn đến chấn thương. Ví dụ, nếu bạn bị tai nạn xe hơi, bác sĩ cần biết bạn đang đi với tốc độ như thế nào, bạn là người lái xe hay hành khách, bạn có thắt dây an toàn, túi khí có bung ra không… Thông tin này sẽ giúp bác sĩ xác định mức độ chấn thương và xem liệu bạn có bị thương ở chỗ khác ngoài xương đùi hay không.
Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về tình trạng sức khỏe, xem bạn có đang bị huyết áp cao, đái tháo đường, hen suyễn hoặc dị ứng không. Các loại thuốc bạn đang dùng cũng cần được trao đổi với bác sĩ.
Sau khi hỏi về nguyên nhân chấn thương và khai thác tiền sử bệnh của bạn, bác sĩ sẽ kiểm tra vết thương cẩn thận, xem đùi/chân có bị biến dạng, xuất hiện vết vỡ, vết bầm hay không. Bạn cũng sẽ được kiểm tra khả năng cử động ở cẳng chân và bàn chân.
Bước chẩn đoán hình ảnh sẽ cung cấp cho bác sĩ thêm thông tin về mức độ chấn thương của bạn. Bạn sẽ cần:
Đa số các chấn thương đều phải điều trị bằng cách phẫu thuật và dùng thuốc.
Có nhiều phương pháp phẫu thuật để điều trị chấn thương này như đóng đinh nội tủy, cố định bên ngoài, dùng tấm ván và ốc vít… Phương pháp nào cũng hướng tới mục tiêu cố định xương để chúng có cơ hội lành lại.
Trước và sau khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ giúp bạn kiểm soát cơn đau bằng một số loại thuốc giảm đau tại chỗ, thuốc chống viêm không steroid (NSAID), thuốc giãn cơ,…
Trung bình sau khi phẫu thuật 3 – 6 tháng, người bệnh mới phục hồi hoàn toàn. Trong thời gian này, bạn sẽ phải sử dụng nạng, tránh đặt toàn bộ trọng lượng cơ thể lên chân bị gãy nhằm phòng tránh tái phát chấn thương.(3)
Sau khi phần xương bị gãy đã được đặt trở lại đúng vị trí và ổn định, bác sĩ sẽ đề nghị bạn tập vật lý trị liệu để tăng cường các cơ xung quanh xương. Cùng với đó là các bài tập tăng cường sức mạnh cho đùi để trả lại sự linh hoạt và chức năng bình thường của chân.
BSCKII Phạm Trung Hiếu khuyến cáo, để bảo vệ xương đùi trước nguy cơ chấn thương, bạn cần tuân thủ các biện pháp sau:
Một trong những biện pháp đơn giản nhất để ngăn ngừa gãy ở thân xương đùi là có chế độ ăn uống giúp duy trì mật độ xương. Có hai vitamin và khoáng chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mô xương là canxi và vitamin D. Hai chất này hoạt động song song để xây dựng mô xương và làm tăng mật độ xương.
Canxi được tìm thấy trong các sản phẩm từ sữa như sữa tươi, phô mai, sữa chua; trứng, các loại đậu… Vitamin D được tổng hợp trực tiếp qua da khi bạn tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Một số ít loại thực phẩm có chứa vitamin D là trứng, sữa, nấm, các loại cá có dầu (cá ngừ, cá thu, cá trích…). (4)
Chế độ dinh dưỡng giàu canxi và vitamin D là nền tảng để duy trì hệ cơ xương chắc khỏe, phòng tránh chấn thương
Khi tuổi tác ngày càng tăng, một trong những vấn đề sức khỏe khiến ai cũng lo ngại chính là loãng xương. Đây là thuật ngữ y khoa mô tả tình trạng mật độ xương thấp. Những người có mật độ xương thấp sẽ có nguy cơ cao bị gãy xương.
Để ngăn ngừa loãng xương, các chuyên gia khuyến khích tập luyện các bài tập có trọng lượng dồn vào phần xương đùi. Khi đặt một tải trọng lên xương đùi, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách tạo thêm xương. Một số ví dụ về dạng bài tập này là lên xuống cầu thang, squats, tập tạ…
Muốn tránh việc xương đùi bị tổn thương, cần giảm tối đa nguy cơ té ngã, đặc biệt ở trẻ em và người lớn tuổi. Một số cách ngăn ngừa té ngã là:
Các vận động viên chuyên nghiệp và người chơi thể thao không chuyên cần ghi nhớ những nguyên tắc sau để phòng tránh chấn thương khi tập thể thao:
Dưới sự dẫn dắt của GS.TS.BS Trần Trung Dũng, Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, Hà Nội đã thăm khám và điều trị thành công cho hàng triệu ca bệnh lý cơ xương khớp, chấn thương do tai nạn, khi chơi thể thao…
BVĐK Tâm Anh ứng dụng nhiều kỹ thuật cao trong phẫu thuật xương khớp – y học thể thao cũng như quy tụ đội ngũ chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực cơ xương khớp. Trung tâm đã chữa khỏi nhiều chấn thương lâu năm bằng phương pháp phẫu thuật nội soi, chẳng hạn như tái tạo dây chằng đầu gối, khâu sụn chêm khớp gối, trật khớp vai tái hồi, viêm quanh khớp vai thể đông cứng; phẫu thuật thay khớp nhân tạo bằng công nghệ và vật liệu hiện đại… Đặc biệt, BVĐK Tâm Anh là đơn vị duy nhất trong cả nước thực hiện phẫu thuật bảo tồn xương khớp trong điều trị bệnh lý ung thư xương.
Một bệnh nhân được phẫu thuật thay khớp khuỷu toàn phần tại BVĐK Tâm Anh. Sau ca mổ, chị có thể gập – duỗi được khuỷu tay, cổ tay, vận động bàn tay như bình thường
Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, BVĐK Tâm Anh được đầu tư trang thiết bị hiện đại hàng đầu thế giới như hệ thống máy nội soi công nghệ 3D độ phân giải cao, máy X-quang thế hệ mới… nhằm phục vụ cho việc thăm khám và điều trị hiệu quả cho người bệnh. Đặc biệt nhất là công nghệ phẫu thuật bằng robot hiện đại và thông minh hàng đầu thế giới ARTIS pheno của thương hiệu Siemens nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa Liên bang Đức.
Để được tư vấn và đặt lịch khám các bệnh lý cơ xương khớp – chấn thương thể thao tại Trung tâm Phẫu thuật Khớp – Y học thể thao, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, quý khách có thể liên hệ:
Hội chứng gãy thân xương đùi là một trong những chấn thương nặng và nghiêm trọng nhất ở chân. Các vết nứt/gãy xương ở đùi sẽ khiến việc sinh hoạt của người mắc phải diễn ra rất khó khăn. Chính vì vậy, bạn hãy thật cẩn thận khi tham gia chơi thể thao hay các hoạt động thường ngày để giảm thiểu rủi ro gặp phả chấn thương.