Co thắt đại tràng là một trong các dấu hiệu cảnh báo của hội chứng ruột kích thích. Tình trạng này khi tiến triển nghiêm trọng có thể gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
Co thắt đại tràng là gì?
Co thắt đại tràng là tình trạng co thắt tự phát, đột ngột của các cơ của đại tràng.
Co thắt đại tràng có thể là kết quả của những vấn đề hay tình trạng sức khỏe tiềm ẩn khác. Các cơn co thắt đại tràng cũng có thể xuất hiện mà không có lý do.
Những cơ của đại tràng khi co bóp giúp di chuyển phân dọc theo đại tràng. Trong cơn co thắt đại tràng, những cơ của đại tràng thắt lại hay co thắt một cách không tuần tự, nhịp nhàng. Các cơn co thắt này thường gây đau rõ ràng. Trong khi, các cơn co thắt bình thường hiếm được chúng ta chú ý.
Triệu chứng đại tràng co thắt
Mức độ nghiêm trọng của những triệu chứng co thắt đại tràng có thể khác nhau ở mỗi người bệnh. Dưới đây là một vài dấu hiệu của tình trạng co thắt đại tràng thường xảy ra:
Đau đớn: Người bệnh bị đau bụng dữ dội và đột ngột, nhất là ở vùng bụng dưới và bên trái. Triệu chứng đau thường xuất hiện khi người bệnh bị co thắt đại tràng. Cường độ cơn đau có thể khác nhau tùy theo mỗi cơn co thắt.
Đầy hơi và chướng bụng: Đầy hơi chướng bụng có thể xuất hiện tại bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kể chế độ ăn uống.
Đột ngột muốn dùng nhà vệ sinh: Những cơn co thắt cơ có thể làm tăng tốc độ nhu động ruột. Do đó, khi cơn co thắt diễn ra, người bệnh có thể cảm thấy cần giải quyết nhu cầu càng sớm càng tốt.
Thay đổi nhu động ruột: Người bệnh có thể gặp phải tình trạng tiêu chảy xen kẽ táo bón.
Phân lỏng: Nhu động không nhất quán có thể khiến cơ thể bạn không thể hình thành phân đầy đủ, do đó phân khi đi cầu có thể lỏng.(1)
Chất nhầy trong phân: Khi đi cầu, người bệnh có thể thấy có chất nhầy màu trắng trong phân.
Nguyên nhân co thắt đại tràng
Co thắt đại tràng là một dấu hiệu cảnh báo một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn và những cơn co thắt đại tràng rất hay gặp trong hội chứng ruột kích thích. Ngoài ra, các bệnh lý khác cũng có thể gây ra co thắt đại tràng này như:
Những triệu chứng trở nên tồi tệ hơn khi người bệnh bị căng thẳng và lo lắng quá nhiều. Một số trường hợp khác là do cơ thể tiếp nhận lượng lớn thực phẩm giàu chất béo. Các yếu tố này có thể dẫn tới tình trạng co thắt đại tràng, gây khó chịu cho người bệnh.
Khi có biểu hiện co thắt đại tràng, bạn nên đến khám chuyên khoa tiêu hóa để xác định đúng nguyên nhân gây ra co thắt đại tràng.
Co thắt đại tràng có nguy hiểm không?
Đại số các trường hợp bị co thắt đại tràng thường không nguy hiểm. Thế nhưng, khi xuất hiện cơn co thắt đại tràng kèm theo tắc ruột, người bệnh nên nhanh chóng đi đến các cơ sở y tế để thăm khám. Một vài triệu chứng khi ruột bị tắc nghẽn có thể xuất hiện như
Đau bụng ở mức độ dữ dội.
Buồn nôn, nôn mửa.
Khó đi tiêu.
Cách chữa co thắt đại tràng
Mục tiêu điều trị đại tràng co thắt là giảm những triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng. Hiện tại, không có phương pháp điều trị nào có thể ngăn chặn vĩnh viễn tình trạng co thắt đại tràng. Nếu đã được chẩn đoán co thắt đại tràng từ bác sĩ, bạn có thể được chỉ định áp dụng những biện pháp điều trị như:
1. Thay đổi lối sống
Hạn chế căng thẳng: Học cách quản lý căng thẳng và giảm tác động xấu của nó tới sức khỏe tinh thần và thể chất. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn co thắt đại tràng sau này.(2)
Vận động nhiều hơn: Người bệnh nên tăng cường các hoạt động thể chất, tập thể dục thường xuyên hơn. Thói quen tốt này có thể hỗ trợ rất tốt cho các hoạt động của hệ tiêu hóa.
Bỏ hút thuốc và rượu bia: Cả hai sản phẩm này đều gây ảnh hưởng xấu tới chức năng tiêu hóa. Do đó, việc hạn chế hay từ bỏ các thói quen xấu này hoàn toàn có thể giúp ngăn chặn các cơn co thắt đại tràng trong tương lai.
Bổ sung chất xơ: Bổ sung các thực phẩm giàu chất xơ có thể làm giảm khả năng đi tiêu ra phân lỏng hay đi tiêu ra phân sệt. Các thực phẩm giàu chất xơ gồm trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu… Mặt khác, cắt giảm chất béo cũng có thể giúp giảm kích thích ruột kết. Các thay đổi này có khả năng làm dịu những cơn co thắt đại tràng và ngăn ngừa tái phát.
Người bệnh co thắt đại tràng nên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ
2. Các lựa chọn y tế
Dùng thuốc chống tiêu chảy: Các loại thuốc chống tiêu chảy có tác dụng giảm tình trạng tiêu chảy của người bệnh.(3)
Dùng thuốc chống co thắt: Các loại thuốc chống co thắt giúp làm dịu cơ và giảm những cơn co thắt nghiêm trọng do đại tràng co thắt.
Biện pháp phòng ngừa đại tràng co thắt
1. Thực phẩm nên ăn
Tăng cường bổ sung thực phẩm giàu đạm dễ tiêu với hàm lượng hợp lý. Thực phẩm giàu đạm dễ tiêu gồm thịt nạc, cá, đậu nành…
Bổ sung nhiều rau xanh và trái cây tươi: Nhóm thực phẩm này giúp bổ sung hàm lượng chất xơ dồi dào cho cơ thể, hỗ trợ đi đại tiện dễ hơn và ngăn ngừa táo bón. Mỗi ngày ăn sữa chua có thể kích thích tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày nên uống đủ 2-2,5 lít nước. Bạn có thể thay thế nước lọc bằng những loại nước ép rau củ quả, sinh tố… Các thức uống này sẽ giúp hạn chế táo bón.
2. Thực phẩm nên tránh
Hạn chế dùng các món ăn khó tiêu, gây đầy bụng như dưa muối, đồ ăn chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm sống, chưa chế biến kỹ lưỡng.
Không sử dụng các loại thức uống chứa cồn, đồ uống chứa caffeine, chất kích thích, nước ngọt có gas… Do các thức uống này sẽ tăng độ nhạy cảm của ruột.
Không nên ăn những món có gia vị cay và đồ chua khi xuất hiện những triệu chứng của viêm đại tràng co thắt.
Nếu bị tiêu chảy, bạn không nên dùng những món ăn cứng, sản phẩm lên men, hải sản, bánh ngọt và sữa. Vì những thực phẩm này có thể gây chướng bụng, đầy hơi khiến triệu chứng bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.
3. Tập luyện thể dục thể thao hàng ngày
Đối với những người bệnh viêm đại tràng co thắt, vận động cơ thể mỗi ngày sẽ giúp cải thiện những triệu chứng đau bụng, đầy hơi, tạo tâm lý thư thái, thoải mái, qua đó hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Chế độ dinh dưỡng cho người bị co thắt đại tràng
1. Co thắt đại tràng nên ăn gì?
Nếu bị tiêu chảy, người bệnh nên bổ sung nhiều chất xơ để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của lợi khuẩn trong đường ruột. Chất xơ thường được khuyến cáo sử dụng khoảng 20 – 30gr/bữa.
Người bệnh nên bổ sung những loại thịt nạc từ gia súc, gia cầm, cá đồng.
Khi ăn, bạn phải ăn chậm, nhai. Thói quen này sẽ hạn chế tình trạng nuốt khí vào làm giảm đầy bụng, chướng hơi, giảm sự căng giãn đột ngột của ống tiêu hóa, từ đó hạn chế kích kích co bóp của ruột và giảm số lần đi ngoài, giảm đau.
2. Co thắt đại tràng kiêng ăn gì?
Những thực phẩm dưới đây có thể khiến những triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn:
Thực phẩm giàu chất béo: Chất béo có thể khiến ruột co bóp nhiều hơn, gây đau bụng, tiêu chảy thường xuyên. Chất béo có nhiều trong những loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, thịt xông khói và những loại thực phẩm chiên nhiều dầu mỡ.
Những các thực phẩm sống như gỏi cá, tiết canh, rau sống…
Các loại rau củ gây chướng bụng, đầy hơi như hành tây, bắp cải, tỏi…
Những chế phẩm từ sữa: Sữa có đường lactose rất khó tiêu hóa, gây tiêu chảy, đau quặn bụng hay táo bón (trừ sữa chua).
Tránh xa những chất kích thích, đồ uống có cồn, gas, chất coffein (cà phê), những loại thực phẩm cay nóng…
Khoa Tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh Hà Nội) và trung tâm Nội soi và Phẫu thuật nội soi tiêu hóa (BVĐK Tâm Anh TP.HCM) và là những trung tâm y tế chuyên khoa Tiêu hóa uy tín, cung cấp dịch vụ thăm khám và điều trị cao cấp, hiệu quả cho các bệnh nhân mắc các vấn đề liên quan đến đường tiêu hóa từ nhẹ đến nặng. Hệ thống BVĐK Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Nội khoa – Ngoại khoa – Nội soi tiêu hóa chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, bên cạnh đó là sự hỗ trợ của hệ thống thiết bị y tế hiện đại, nhập khẩu từ nước ngoài, phục vụ tối đa nhu cầu thăm khám và điều trị của khách hàng.
Để đặt lịch thăm khám và điều trị các bệnh lý đường tiêu hóa với các chuyên gia bác sĩ về Tiêu hóa của Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, xin vui lòng liên hệ:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Hà Nội:
108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, TP.Hà Nội
Co thắt đại tràng là tình trạng phổ biến. Tình trạng này thường liên quan tới hội chứng ruột kích thích, tuy nhiên có thể xuất hiện mà không có bất cứ lý do cụ thể nào. Những cơn co thắt có thể tạm thời gây đau hoặc khó chịu. Phần lớn trường hợp không xuất phát từ nguyên nhân đáng lo ngại. Người bệnh khi xuất hiện triệu chứng này nên chủ động đi thăm khám, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời, ngăn ngừa tiến triển nặng.