Tim mạch

Nhịp xoang chậm phải làm sao?

Viet Phamvan
Thưa bác sĩ. Tôi năm nay 39 tuổi bị nhịp xoang chậm phát hiện mấy năm nay (5 năm) có thể bị từ trước nữa nhưng không biết. nhịp đập 43. Lúc trước sức khỏe tôi vẫn bận động mạnh, chơi thể thao bình thường, không có dấu hiệu ngất xỉu trừ khi uống rượu quá sức chịu đựng, khi đi sẽ hoa mắt và ngã vô thức (4-5 lần). Tháng 12 năm ngoái tôi có đi chuyên khoa tim, bác sĩ cho tôi siêu âm tim và điện tim đồ, kết luận là nhịp xoang chậm 43 nhịp, huyết áp ổn định 70/110. Bác sĩ kết luận hiện tại sức khỏe bình thường, đi khám theo định kỳ kiểm tra tim. Bác sỹ tư vấn giúp tôi với.
Xem câu trả lời
BS.CKI NGUYỄN ĐỨC HƯNG
BS.CKI NGUYỄN ĐỨC HƯNG
Phó khoa Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, Nhịp chậm xoang là tình trạng rối loạn nhịp chậm thường gặp trên lâm sàng. Nguyên nhân của nhịp chậm xoang có thể do hoạt động của hệ thần kinh thực vật (phó giao cảm) quá mức gây nên, một số trường hợp khác do rối loạn chức năng của nút xoang (nút chủ nhịp của hệ thống dẫn truyền trong tim), một số trường hợp khác có thể do dùng các thuốc gây làm ảnh hưởng chậm nhịp tim, hoặc có thể do tình trạng bệnh lý nguy hiểm như: nhồi máu cơ... Xem thêm

Phình động mạch chủ không thể phẫu thuật, phải làm sao?

Hà Nguyễn
Chào bác sỹ, mẹ của em năm nay 75 tuổi, bà đặt mạch vành một dây cách đây 5 năm, gần đây đau lại đi bệnh viện thì có kết quả phình động mạch chủ dài hơn 4cm. Bệnh viện cho về nói lớn tuổi không phẫu thuật được, hiện tại bà uống thuốc theo đơn, hết thuốc lại đau ngực. Xin bác sỹ cho lời khuyên để gia đình không lo lắng, xin cảm ơn.
Xem câu trả lời
BS.CKII HUỲNH NGỌC LONG
BS.CKII HUỲNH NGỌC LONG
Giám đốc Trung tâm Can thiệp mạch
Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn, Phình động mạch chủ có 2 cách can thiệp: Phẫu thuật và can thiệp đặt stent graft. Phẫu thuật là mổ hở, cắt thay đoạn phình. Đây là biện pháp xâm lấn nặng cho những người lớn tuổi. Còn can thiệp đặt stent graft được thực hiện thông qua đường chích 2 động mạch đùi, ở 2 bên bẹn. Với mức độ xâm lần và mức độ rủi ro thấp là 1 lựa chọn cho người lớn tuổi. Bạn có thể đưa mẹ đến khám, chụp CT động mạch chủ có cản quang, đo kích thước chỗ... Xem thêm

Thuốc đặc trị di chứng sau tai biến

Nguyễn Phi Hùng
Thưa bác sĩ, tôi đã bị tai biến (xuất huyết não) năm 2018 đến hiện nay di chứng tê, mỏi nửa người bên phải từ đầu xuống chân. Xin hỏi cách điều trị, thuốc đặc trị về di chứng đó. Dùng thuốc hạ huyết áp lâu ngày có ảnh hưởng gì không?
Xem câu trả lời
BS.CKI NGUYỄN ĐỨC HƯNG
BS.CKI NGUYỄN ĐỨC HƯNG
Phó khoa Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bác! Bác có đột quỵ xuất huyết não 3 năm nay trên nền bị tăng huyết áp. Hai bệnh này thường có liên quan đến nhau và thường đột quỵ xuất huyết não là hậu quả của tăng huyết áp. Chính vì vậy, bác điều trị huyết áp lâu dài sẽ tránh được đột quỵ xuất huyết não tái phát. Ngoài ra còn tránh được rất nhiều biến chứng nguy hiểm khác của bệnh tăng huyết áp như suy tim, bệnh động mạch chủ... Và việc dùng thuốc này lâu dài là có lợi cho người bệnh,... Xem thêm

Tăng lipid máu nhiều năm cần làm gì?

Khoi Nguyen
Tôi đã bị tăng lipid máu nhiều năm nay (chủ yếu tăng trygli). Hiện nay khi không dùng thuốc hạ mỡ máu thì tôi bị hơi tức ngực bên trái, nếu tôi dùng thuốc hạ mỡ máu với liều dùng thấp (2 ngày 1 viên) thì không còn triệu chứng tức ngực. Như vậy có thể nói khi tôi bị tăng triglixerit thì bị hơi tức ngực. Cho tôi hỏi tôi phải làm gì trước tình hình trên. Tôi xin cảm ơn.
Xem câu trả lời
Chào bạn, Điều trị hạ mỡ máu có tác dụng lâu dài, ngừa xơ vữa động mạch, trong đó có xơ vữa động mạch vành. Tăng triglyceride thường không gây ra triệu chứng. Nếu tăng triglyceride lâu dài cũng làm hẹp động mạch vành và gây nặng ngực, tức ngực khi gắng sức. Bạn nên đến một cơ sở y tế uy tín để khám, xét nghiệm lại mỡ máu, sàng lọc các yếu tốt nguy cơ tim mạch khác và được tư vấn điều trị thích hợp. Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn đoán,... Xem thêm

Các biểu hiện nghi bị bệnh tim

Pham Minh Kiem
Xin chào bác sĩ. Tôi đã đi khám nhiều nơi nhưng kết quả về tim bình thường. Hiện tại tôi có 1 số biểu hiện sau: - Ngồi lâu đứng dậy bị chóng mặt. - Sức bền kém, từ hồi sinh viên tôi có thể thao (cầu lông) thường xuyên, nhưng sức bền của tôi kém hơn các bạn cùng lứa. Vật tay tôi có thể thắng nhưng chạy bền thì tôi thua. Càng về sau này sức bền càng kém. Hiện tại nếu chỉ cần dốc sức chạy 100m thì tôi không thể chạy tiếp được nữa vì hết sức. Tôi tự suy đoán là bệnh tim, hoặc bệnh phổi, có đi thăm khám nhiều nơi nhưng kết quả tim hoạt động bình thường. - Tôi hay bị hồi hộp, nhịp tim tăng rất nhanh. Xin Bác sĩ cho lời khuyên và chia sẻ các phương pháp bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Xin cảm ơn!
Xem câu trả lời
BS.CKI NGUYỄN ĐỨC HƯNG
BS.CKI NGUYỄN ĐỨC HƯNG
Phó khoa Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bạn, Bạn có tình trạng ngồi lâu đứng gậy bị chóng mặt. Đây có thể là tình trạng tụt huyết áp tư thế đứng. Do cơ thể và hệ tim mạch thích nghi chậm với thay đổi tư thế. Lời khuyên cho bạn là bạn nên ngồi xuống và đứng lên từ từ để tránh thay đổi tư thế đột ngột, sẽ không còn hiện tượng này nữa. Thứ 2 là bạn hay bị hồi hộp trống ngực, nhịp tim đập rất nhanh, tình trạng này có thể gặp khi gắng sức thì đa số là bình thường, tuy nhiên nếu bạn... Xem thêm

Huyết áp thấp đột ngột tăng cao

Minh Nguyen
Thưa bác sĩ, tôi có tiền sử huyết áp thấp, khoảng 110/70 hoặc 90/60. Gần đây, lúc dậy đi tiểu đêm hoặc sáng sớm ngủ dậy tôi thường xuyên bị huyết áp cao ở mức 180/100, 160/90. Đồng thời, nhịp tim cũng lên theo, có lần đến 147 nhịp trên phút. Theo bác sĩ tôi phải kiểm tra gì? Xin cảm ơn.
Xem câu trả lời
Chào bạn, Tuổi càng lớn thì khả năng mắc bệnh tăng huyết áp càng cao, ngay cả lúc còn trẻ bạn có huyết áp hơi thấp hoặc bình thường. Bạn thường xuyên đo huyết áp lúc sáng sớm ngủ dậy ở mức 180/100 mmHg, thì bạn đã bị tăng huyết áp rồi. Bạn nên đến đến một cơ sở y tế uy tín có đầy đủ trang thiết bị để được khám về tăng huyết áp, sàng lọc các yếu tố nguy cơ khác bên cạnh tăng huyết áp và điều trị thích hợp. Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn... Xem thêm

Cầu cơ mạch vành có cần thực hiện bắc cầu mạch vành?

Bùi Hoàng Thành
Thưa bác sĩ, tôi bị cầu cơ mạch vành, huyết áp tôi 160/110mmHg, uống thuốc huyết áp thì được 140/90-95mmHg, chỉ số NT proBNP là 343, hai đầu cầu cơ bị hẹp 55%. Xin hỏi bác sĩ trường hợp tôi đã phải thực hiện bắc cầu mạch vành chưa? Bệnh viện nào và bác sĩ nào Bắc cầu an tâm nhất? Xin bác sĩ giải đáp.
Xem câu trả lời
BS.CKII HUỲNH NGỌC LONG
BS.CKII HUỲNH NGỌC LONG
Giám đốc Trung tâm Can thiệp mạch
Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn, Bệnh cầu cơ là do động mạch vành nằm kẹp giữa những bó cơ tim. Trong thì tâm thu, khi cơ tim co lại thì lòng động mạch vành cũng bị hẹp theo. Trong thì tâm trương, khi cơ tim nghỉ, lòng động mạch vành nở ra để nhận máu nuôi cơ tim. Cơ tim chỉ nhận máu nuôi ở thì tâm trương lúc cơ tim nghỉ, không nhận máu nuôi ở thì tâm thu, do đó việc hẹp động mạch vành trong thì tâm thu cũng không gây thiếu máu cơ tim. Điều này có nghĩa là cầu cơ... Xem thêm

Dấu hiệu nghi bệnh tim mạch

Trần Thị Như Ngân
Tôi bị bướu u vàng ở khóe mắt, đi khám bệnh ở bệnh viện (năm 2017), bác sĩ nói tôi bị mỡ máu nhưng thể nhẹ không cần uống thuốc chỉ khuyên tập thể dục, hạn chế ăn dầu mỡ và lòng động vật. Từ bé tôi hay bị hen suyễn, nhưng từ khi 20 tuổi đến nay chỉ bị lại hen suyễn 1 lần lúc mới mang thai năm 2007. Và từ giữa năm 2020, thỉnh thoảng tôi có cảm giác ngộp thở, phải hít thật mạnh mới thấy dễ thở. Hay đau đầu lúc ngủ buổi tối và khi ngủ bàn tay phải thường tê như kim chích, gây đau làm cho tỉnh giấc khó ngủ lại. Vậy đó có phải là những dấu hiệu của bệnh huyết áp hay tim mạch hay không? Mong được các chuyên gia, bác sĩ tư vấn giúp ạ. Tôi chân thành cảm ơn.
Xem câu trả lời
Chào bạn, Bướu u vàng ở khóe mắt là những u nhỏ hay mảng thâm nhiễm màu vàng nằm xung quanh mắt, thường ở mi trên khóe mắt trong. Chúng được hình thành do các mô bào, đại thực bào, trong nguyên sinh chất của chúng có chứa lipid, thường là cholesterol. Những nốt mỡ cholesterol màu vàng này cảnh báo sớm các chất cặn cholesterol (mỡ máu) đang được hình thành, thậm chí cả ở những người có mức cholesterol bình thường, nhưng tương lai sẽ tăng nặng hơn... Xem thêm

Tai biến do xơ vữa động mạch

Trần Văn Tím
Thưa bác sĩ, tôi bị tai biến do xơ vữa động mạch, hiện bác sĩ cho uống Kavasdin 10mg + Duoridin 100mg+75mh + Caditor 10mg. Xin hỏi bác sĩ uống thuốc có ảnh hưởng gì không, tôi sợ uống thuốc lâu dài bị xuất huyết đáy mắt. Vậy phải làm thế nào mới đúng? Cảm ơn bác sĩ!
Xem câu trả lời
Chào bạn, Thuốc Kavasdin có thành phần là amlodipin công dụng hạ huyết áp, Duoridin (clopidogel và aspirin) là thuốc ngừa thành lập cục máu đông, Caditor là atorvastatin là thuốc làm giảm LDL- Cholesterol. Đây là 3 thuốc quan trọng khi phòng ngừa tai biến tái phát do xơ vữa động mạch có tăng huyết áp. Duoridin dễ gây xuất huyết nên chỉ nên uống 1 thời gian sau tai biến (3 tuần), sau đó bạn chỉ cần uống Aspirin hay Clopidogrel (nếu bạn bị viêm,... Xem thêm

Làm gì khi bị tăng huyết áp & mỡ máu?

Vinh Phan Hoang
Cách đây khoảng 5 tháng tôi có bị tăng huyết áp lên khoảng 157mmHg. Khi đi khám bệnh viện tôi có làm các xét nghiệm như: siêu âm tim, điện tim,... thì phát hiện có mỡ máu LDL hơi cao 3.49. Vậy giờ tôi cần làm gì, mong các bác sĩ tư vấn.
Xem câu trả lời
Chào bạn, LDL-C là yếu tố nguy cơ tim mạch rất quan trọng, tuỳ theo yếu tố nguy cơ tim mạch hay bệnh khác kèm theo hay không (ví dụ: đái tháo đường, suy thận) mà mức nồng độ LDL-C trong máu của bạn cần hạ xuống đến mức nào. Trường hợp của bạn, bạn chỉ nói bạn bị tăng huyết áp mà không đề cập có các yếu tố nguy cơ khác hay không. Ngay cả khi bạn chỉ có tăng huyết áp thì với mức LDL-C 3,49 thì bạn đã phải cần giảm rồi. Hơn nữa bạn đã đi khám... Xem thêm

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM