Rối loạn lipid máu

LDL cholesterol cao có nguy hiểm sức khỏe tim mạch?

An Nhiên
Thưa bác sĩ, vào tháng 1/2021 tôi có xét nghiệm máu phát hiện LDL cholesterol cao (4.90mmol/l). Nhưng tôi không hiểu rõ chỉ số này là như thế nào? Liệu có tiềm ẩn nguy cơ sức khỏe tim mạch không? Nhờ bác sĩ tư vấn.
Xem câu trả lời
BS.CKI HỒ THỊ TUYẾT MAI
BS.CKI HỒ THỊ TUYẾT MAI
Bác sĩ
Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn! Trong kết quả xét nghiệm sinh hóa máu, những chỉ số có liên quan tới cholesterol bao gồm: - Cholesterol toàn phần: giá trị bình thường là < 200 mg/dL. - LDL (low density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng thấp, giá trị tối ưu là dưới 100 mg/dL. - HDL (high density lipoprotein cholesterol): lipoprotein cholesterol tỷ trọng cao, giá trị tối ưu là > 60 mg/dL. Cholesterol không hoàn toàn là chất có hại. Nó... Xem thêm

Chỉ số mỡ máu và nguy cơ tim mạch

Phan Thanh
E mới xét nghiệm máu có chỉ số mỡ máu cholesterol là 7,3; LDL1 cholesterol là 5,1. Em có cần phải điều trị bằng thuốc hay chưa ạ. Xin cảm ơn bác sĩ.
Xem câu trả lời
TS.BS NGUYỄN THỊ DUYÊN
TS.BS NGUYỄN THỊ DUYÊN
Phó khoa Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào em! Rối loạn lipid máu là tình trạng tăng cholesterol, Triglycerid (TG) có trong huyết tương hoặc tăng cả hai, hoặc tình trạng giảm nồng độ lipoprotein phân tử lượng cao (HDL-C), hoặc tăng nồng độ lipoprotein phân tử lượng thấp (LDL-C), làm tăng quá trình xơ vữa động mạch. Bình thường, nồng độ Cholesterol máu < 5,2 mmol/l, Triglycerid trong máu <1,7 mmol/l, HDL-C > 0,9 mmol/l và LDL-C <3,4 mmol/l. Trường hợp của em có xét nghiệm... Xem thêm

Khi nào cần uống thuốc giảm nhịp tim và mỡ máu?

Phương Mai
Thưa bác sĩ, tôi đã làm đủ các xét nghiệm về điện tim, gắng sức, siêu âm... tất cả chỉ số đều bình thường, có tăng mỡ máu chút ít. Tôi hiện đã mãn kinh, dạo gần đây có triệu chứng nặng ngực bên trái khi nắm, thỉnh thoảng cảm thấy khó thở, nhip tim nhanh từ 98 đến hơn 100. Xin bác sĩ cho tôi biết tôi bị bệnh gì? Có cần thiết uống thuốc giảm nhịp tim và mỡ máu hay không? Xin cảm ơn!
Xem câu trả lời

Huyết áp ổn định có cần uống thuốc tiếp?

Nguyễn Tiến Sơn
Tôi năm nay 57 tuổi, thời gian qua tôi có đi khám ở bệnh viện bác sĩ bảo tôi bị nhiễm mỡ máu và huyết áp cao đo được là 160/90mmHg, sau khi uống thuốc mỡ máu với thuốc cao huyết áp sau 20 ngày tôi đi khám lại thì mỡ máu trở về bình thường huyết áp thì có lúc 130/80mmHg, có lúc 115/75mmHg. Vậy cho tôi hỏi các bác sĩ có nên uống thuốc huyết áp nữa không? Cảm ơn bác sĩ.
Xem câu trả lời

Huyết áp cao, mỡ máu uống thuốc gì?

Quốc Dược
Thưa bác sĩ, em năm nay 47 tuổi, cao 1.70m, nặng 66kg. Em bị Triglyceride và LDL Cholesterol hơi cao một tý và gan nhiễm mỡ độ 2 (thỉnh thoảng có uống rượu, bia), hở van tim 2 lá và ba lá ở mức độ 1/4 nhưng không có biểu hiện gì. Thỉnh thoảng em có tập thể dục bằng cách chạy bộ. Ngoài ra, em bị huyết áp cao khoảng 2-3 năm nay, bình thường huyết áp ở mức 130/80mmHg nhưng có lúc tăng lên 155/115mmHg. Xin hỏi bác sĩ nên uống thuốc hạ huyết áp loại gì, liều lượng như thế nào và ít có tác dụng phụ nhất ạ? Ngoài uống thuốc ra em nên làm gì nữa ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Xem câu trả lời
BS.CKI HOÀNG THỊ BÌNH
BS.CKI HOÀNG THỊ BÌNH
Phó khoa Nội tim mạch - Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào em, Trước tiên chị xin tóm tắt nhưng thông tin sức khỏe của em: BMI( chỉ số khối cân nặng ): 22.8, trong giới hạn bình thường, huyết áp: 155/ 115 mmHg Xét nghiệm máu: tăng nhẹ TG và LDL cholertetol, Siêu âm tim: hở van hai lá và ba lá 1/4, mức độ hở nhẹ, không nguy hiễm. SA bụng: gan nhiễm mỡ độ 2. Huyết áp: 155/ 115 mmHg. Như vậy em bị: Tăng huyết áp, giai đoạn 2 - RLLM - Gan nhiễm mỡ. Em cần dùng thuốc để kiểm soát huyết áp và giảm... Xem thêm

Mỡ máu dù thể trạng gầy

Trần Quốc Trình
Thưa bác sĩ, vì sao người gầy mà mỡ máu cao? Nguyên nhân huyết áp thấp? Hiện tại tôi đang mắc cả hai bệnh trên, mong bác sĩ giải đáp trường hợp của tôi. Cảm ơn bác sĩ!
Xem câu trả lời
TTND.PGS.TS.BS NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN
TTND.PGS.TS.BS NGUYỄN THỊ BẠCH YẾN
Trưởng khoa Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội
Chào bác, Mỡ máu tăng cao được chẩn đoán khi một hoặc nhiều chỉ số mỡ tăng trên ngưỡng bình thường. Nhiều người cho rằng, những người béo phì, thừa cân mới có mỡ máu cao, tuy nhiên không có nghĩa không gặp ở người gầy. Tỷ lệ nhóm bệnh nhân cân nặng bình thường có mỡ máu cao có thể dao động từ 10-37%. Nguyên nhân chính do yếu tố di truyền và rối loạn chuyển hóa lipid máu. Huyết áp thấp là khi chỉ số huyết áp âm thu thấp hơn 90mmHg và huyết... Xem thêm

Tăng lipid máu nhiều năm cần làm gì?

Khoi Nguyen
Tôi đã bị tăng lipid máu nhiều năm nay (chủ yếu tăng trygli). Hiện nay khi không dùng thuốc hạ mỡ máu thì tôi bị hơi tức ngực bên trái, nếu tôi dùng thuốc hạ mỡ máu với liều dùng thấp (2 ngày 1 viên) thì không còn triệu chứng tức ngực. Như vậy có thể nói khi tôi bị tăng triglixerit thì bị hơi tức ngực. Cho tôi hỏi tôi phải làm gì trước tình hình trên. Tôi xin cảm ơn.
Xem câu trả lời
Chào bạn, Điều trị hạ mỡ máu có tác dụng lâu dài, ngừa xơ vữa động mạch, trong đó có xơ vữa động mạch vành. Tăng triglyceride thường không gây ra triệu chứng. Nếu tăng triglyceride lâu dài cũng làm hẹp động mạch vành và gây nặng ngực, tức ngực khi gắng sức. Bạn nên đến một cơ sở y tế uy tín để khám, xét nghiệm lại mỡ máu, sàng lọc các yếu tốt nguy cơ tim mạch khác và được tư vấn điều trị thích hợp. Để thăm khám, làm các xét nghiệm chẩn... Xem thêm

Làm gì khi bị tăng huyết áp & mỡ máu?

Vinh Phan Hoang
Cách đây khoảng 5 tháng tôi có bị tăng huyết áp lên khoảng 157mmHg. Khi đi khám bệnh viện tôi có làm các xét nghiệm như: siêu âm tim, điện tim,... thì phát hiện có mỡ máu LDL hơi cao 3.49. Vậy giờ tôi cần làm gì, mong các bác sĩ tư vấn.
Xem câu trả lời
Chào bạn, LDL-C là yếu tố nguy cơ tim mạch rất quan trọng, tuỳ theo yếu tố nguy cơ tim mạch hay bệnh khác kèm theo hay không (ví dụ: đái tháo đường, suy thận) mà mức nồng độ LDL-C trong máu của bạn cần hạ xuống đến mức nào. Trường hợp của bạn, bạn chỉ nói bạn bị tăng huyết áp mà không đề cập có các yếu tố nguy cơ khác hay không. Ngay cả khi bạn chỉ có tăng huyết áp thì với mức LDL-C 3,49 thì bạn đã phải cần giảm rồi. Hơn nữa bạn đã đi khám... Xem thêm

Chỉ số mỡ máu thế nào là an toàn?

Nguyễn Văn Nhật
Chào bác sĩ, trước đây tôi xét nghiệm máu, chỉ số định lượng Triglycerid là 4.48 mmol/L, nhưng sau đó một thời gian khoảng gần 1 năm sau tôi xét nghiệm lại giảm còn 2.62mmol/L. Tôi còn bị gan nhiễm mỡ trung bình. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi: 1. Chỉ số như vậy có nguy hiểm không? 2. Tôi có cần thường xuyên làm xét nghiệm không? 3. Tôi cần có chế độ ăn như thế nào cho phù hợp? 4. Tôi cần uống thuốc gì không? Tôi đi khám bác sĩ không kê đơn thuốc? Cảm ơn bác sĩ tư vấn.
Xem câu trả lời

Tăng huyết áp có khỏi hẳn được không?

Ngô Minh Chương
Chào các bác sĩ! Em năm nay 31 tuổi, bị cao huyết áp và rối loạn lipid máu được gần 2 năm (huyết áp thường là 130/85) và đã điều trị được nửa năm nay. Thỉnh thoảng tôi cảm thấy tim đập nhanh, mạnh và hơi tức ngực. Kết quả điện tâm đồ vào những lúc như vậy bình thường. Thời gian làm việc hàng ngày của em khoảng 11 tiếng, công việc hàng ngày cần đi bộ nhiều (khoảng 6km đi bộ). Nhờ bác sĩ tư vấn bệnh này có khỏi hẳn không ạ? Nhịp độ làm việc như vậy có ảnh hưởng đến sức khoẻ tim mạch hay không và nhờ tư vấn chế độ ăn uống và luyện tập ạ để cải thiện bệnh.
Xem câu trả lời
THS.BS PHẠM ĐỖ ANH THƯ
THS.BS PHẠM ĐỖ ANH THƯ
Bác sĩ
Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn, Triệu chứng của bạn có thể do thiếu máu cơ tim. Bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa để làm thêm trắc nghiệm gắng sức bằng thảm lăn để kiểm tra thiếu máu cơ tim. Cao huyết áp và rối loạn lipid máu có thể điều trị được, tuy nhiên bạn cần uống thuốc đều và tái khám định kỳ. Thêm nữa, thời gian làm việc của bạn kéo dài khoảng 11 tiếng/ngày, có thể gây ra căng thẳng và ảnh hưởng đến huyết áp, bạn cần giảm giờ làm việc, nghỉ ngơi nhiều hơn,... Xem thêm

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM