Bệnh cơ tim

Hay bị đau nhói ngực trái là bị gì?

Nguyễn Thị Mười
Trước đây thỉnh thoảng em hay bị đau nhói ngực trái, thời gian chỉ 1 đến 2 phút là hết và cũng ít khi bị vậy. Và lúc hết đau đi bênh viện khám cuũng không phát hiện bệnh gì. Nhưng ngay lúc này em đang bị đau nhói ngực trái, thời gian cũng rất lâu đến 60 phút rồi mà chưa hết, chỉ cần cử động là đau và thở mạnh cũng đau. Bác sĩ làm ơn cho em hỏi triệu trứng này là của bệnh gì? Và bây giờ cách điều trị tại nhà như thế nào? Vì bây giờ em không biết có đi khám bệnh được không và có phòng khám nào nhận bệnh không? Em cảm ơn bác sĩ nhiều ạ!!
Xem câu trả lời
THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU
THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU
Trưởng khoa Nội tim mạch 1 - Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chị Mười thân mến, Triệu chứng đau ngực chị mô tả có thể gặp trong nhiều bệnh như thiếu máu cơ tim, bệnh van tim, suy tim, bệnh phổi, viêm màng phổi, bệnh lý dạ dày, thực quản, bệnh cơ xương thần kinh thành ngực... Chị nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán xác định. Trung tâm Tim mạch, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại, dịch vụ chuyên nghiệp, cung cấp đa dạng dịch vụ khám, tầm soát... Xem thêm

Bị thiếu máu cơ tim và hen suyễn có tiêm vaccine Covid-19 không?

Châu Văn Bắc
Tôi đang và đã bệnh thiếu máu cơ tim và hen suyễn, luôn đau thắt ngực khó thở về đêm cơn hen suyễn thở rất khó khăn phải dùng thuốc xịt. Vậy tôi có thể tiêm vaccine được không? Bác sĩ cho tôi ý kiến, cảm ơn.
Xem câu trả lời
THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU
THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU
Trưởng khoa Nội tim mạch 1 - Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Bác Bắc thân mến, Tình trạng của bác cần đến bệnh viện khám và điều trị để kiểm soát cơn hen và triệu chứng đau thắt ngực. Tất cả người bệnh có bệnh nền ổn định đều nên tiêm vaccine phòng COVID-19. Bác có thể đến khám và tư vấn tiêm ngừa COVID-19 tại phòng khám Trung tâm Tim mạch, BVĐK Tâm Anh nếu bác vẫn lo lắng và tình trạng sức khỏe chưa ổn định. Nếu có thêm bất kỳ thắc mắc nào, bác có thể liên hệ tổng đài Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh: 024... Xem thêm

Suy giảm chất lượng tình dục do nhồi máu cơ tim, suy tim

Tuấn Lê Minh
Chào bác sĩ, Tôi làm việc văn phòng, cao 1m73, nặng 102kg, có bệnh cao huyết áp, đang điều trị và huyến áp rất ổn định. Cách đây 2 năm tôi bị nhồi máu cơ tim, suy tim không ST chênh lên đã đặt Stent 02DES/LAD; 02DES.RCA (2/2019), tăng men gan và viêm gan B. Tôi uống thuốc hàng ngày, tập thể dục (không thường xuyên do đi làm về hay mệt mỏi). Hiện tại bản thân thấy sức khỏe ổn định nhưng vấn đề sinh hoạt tình dục giảm nghiêm trọng. Xin bác sĩ tư vấn giúp tôi thêm và có thể uống thực phẩm chức năng để cải thiện hay không (hiện tại tôi thay nước uống hằng ngày bằng nước nấu từ gạo lức, đậu đen; nước vỏ bưởi để giúp giảm mỡ máu). Xin cám ơn bác sĩ!
Xem câu trả lời
THS.BS PHẠM HOÀNG TRỌNG HIẾU
THS.BS PHẠM HOÀNG TRỌNG HIẾU
Bác sĩ
Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn, Vấn đề của bạn là bị cao huyết áp, suy tim, nhồi máu cơ tim đã đặt stent mạch vành cách đây 2 năm. Bệnh lý suy tim sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng sinh hoạt hàng ngày (bao gồm sinh hoạt tình dục), tùy theo từng giai đoạn của suy tim mà có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Bên cạnh đó, một số thuốc điều trị bệnh lý tim mạch (như bệnh của bạn) cũng có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục. Hiện tại các nghiên cứu trên thế giới cũng như tại... Xem thêm

Điều trị bệnh lý cơ tim do thiếu máu cục bộ ở đâu?

Lê Minh Toàn
Chào bác sĩ, Em năm nay 33 tuổi được chuẩn đoán bệnh lý tăng huyết áp, bệnh lý cơ tim do thiếu máu cục bộ đang điều trị bệnh. Em có trị hết căn bệnh này được không bác sĩ? Bác sĩ thăm khám cho em đã nói rằng, cao huyết áp uống thuốc suốt đời ạ, uống thuốc suốt đời như vậy có ảnh hưởng tới gan và thận không bác sĩ? Cho em hỏi thêm, muốn điều trị ở TP. Hồ Chí Minh thì điều trị ở đâu, chi phí khám khoảng bao nhiêu vậy thưa bác sĩ?
Xem câu trả lời
BS.CKI HỒ THỊ TUYẾT MAI
BS.CKI HỒ THỊ TUYẾT MAI
Bác sĩ
Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào em! Em năm nay 33 tuổi chẩn đoán: THA và bệnh lý cơ tim thiếu máu cục bộ. Nếu em thật sự bị 2 căn bệnh này thì em cần phải điều trị thuốc suốt đời dưới sự giám sát chặt chẻ của bác sĩ vì 2 căn bệnh này không bao giờ hết mà chỉ ổn định với thuốc. Nếu em ngưng thuốc thì sẽ có rất nhiều biến chứng xảy ra như: đột quị, suy tim, suy thận, mờ mắt... thậm chí tử vong. Với tầm quan trọng và lợi ích của việc điều trị bệnh như vậy, em cần dùng... Xem thêm

Điều trị nhồi máu cơ tim, ngăn động mạch vành

Dung Trương
Tôi bị nhồi máu cơ tim, ngăn động mạch vành và thường bị nghẹn ở cổ mỗi khi ăn vào buổi chiều hơi khó thở. Hiện tôi đang tiêm thuốc Insulin 45 mdl/ngày. Trường hợp tôi cần tư vấn và điều trị gì ạ? Cảm ơn bác sĩ.
Xem câu trả lời
THS.BS PHẠM HOÀNG TRỌNG HIẾU
THS.BS PHẠM HOÀNG TRỌNG HIẾU
Bác sĩ
Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào anh/chị, Về bệnh lý nhồi máu cơ tim, việc cần làm đầu tiên là phải thay đổi chế độ sinh hoạt lành mạnh (tập thể dục giữ cân nặng lý tưởng, hạn chế bia rượu, dầu mỡ, thuốc lá...); ngoài việc điều trị nội khoa còn có các biện pháp đặt stent mạch vành hoặc phẫu thuật mổ bắc cầu mạch vành. Tùy theo từng bệnh nhân mà có những hướng điều trị cụ thể. Bên cạnh đó, bạn còn có bệnh lý đái tháo đường type 2, do đó bạn cần phải kiểm soát đường... Xem thêm

Nguyên nhân gây bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim

Bình An
Thưa Bác sĩ, bố tôi dạo đây hay bị mệt, nhiều khi còn ngất đi. Đi khám thì bác sĩ cho biết bị thiếu máu cục bộ cơ tim. Xin bác sĩ cho biết tại sao bố tôi lại bị bệnh này, và giờ điều trị như thế nào vậy thưa Bác sĩ.
Xem câu trả lời
BS.CKII HUỲNH NGỌC LONG
BS.CKII HUỲNH NGỌC LONG
Giám đốc Trung tâm Can thiệp mạch
Phó Giám đốc Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn! Bệnh cơ tim thiếu máu cục bộ là tình trạng mạch máu nuôi tim bị hẹp lại thường do các mảng xơ vữa trong mạch máu. Để điều trị bênh này, việc đầu tiên là phải thay đổi lối sống (ngưng thuốc lá, chế độ ăn hạn chế dầu mỡ, tập thể dục duy trì cân nặng lý tưởng, giảm lo âu...), tiếp đến là sử dụng thuốc, phẫu thuật bắc cầu mạch vành hoặc đặt stent mạch vành (nếu có chỉ định). Về trường hợp của bố bạn, bác sĩ khuyên nên khám ở trung tâm... Xem thêm

Đau cơ tim tái đi tái lại, điều trị thế nào?

Phan Tiến Dũng
Thưa bác sĩ, tôi 35 tuổi, thỉnh thoảng có lúc ngay vị trí tim tôi bị lối lối đau, giống như mạch máu bị co thắt lại, khoảng một chút lại hết. Có 1 lần cơn đau kéo dài khoảng nửa tiếng rồi tôi nằm xuống nghỉ sau đó thì hết, lâu lâu nó hay bị. Tôi đi khám bệnh viện và kiểm tra sơ đồ tim thấy bình thường, huyết áp bình thường thì bác sĩ nói đau cơ tim rồi về nhà cũng uống thuốc. Xong rồi lâu lâu cũng bị lại và tôi để ý mỗi lần tôi suy nghĩ nhiều là bị. Xin bác sĩ cho một lời khuyên cũng như cách điều trị để tôi an tâm. Xin cám ơn.
Xem câu trả lời
BS.CKI HỒ THỊ TUYẾT MAI
BS.CKI HỒ THỊ TUYẾT MAI
Bác sĩ
Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn! Ở vùng ngực chúng ta có rất nhiều cơ quan như: tim, phổi, thực quản - dạ dày, mạch máu, trung thất, thần kinh, cơ… Do đó triệu chứng đau nhói ở ngực có thể là triệu chứng của bệnh tim nói chung và bệnh động mạch vành nói riêng nhưng cũng có thể không phải. Vì bệnh nhân có thể đau cơ, đau dây thần kinh liên sườn, đau do phổi, do thuyên tắc mạch máu phổi, dạ dày thực quản… Tuy nhiên, triệu chứng đau nhói ngực lại là triệu chứng phổ... Xem thêm

Thiếu máu cơ tim, huyết áp giảm có nguy hiểm?

Quoc Tran Tan
Thưa bác sĩ, Tôi bị tăng huyết áp mười mấy năm, ba năm gần đây khám bảo hiểm định kỳ hàng tháng, thường được cho uống Amlor 5mg (sáng), Concor 2,5mg (trưa) và nửa viên losartan 25mg (tối). Khi bác sĩ cho không đúng thuốc, tôi mua ngoài để không đổi. Mỗi sáng đi bộ 2km (30-35'). Sau đi bộ, tôi đo huyết áp bằng máy tự động thì thường là 115/70 hoặc 120/70. Nhưng mấy ngày nay huyết áp còn 105/65 hoặc 104/64. Đo điện tâm đồ thì được bác sĩ chẩn đoán thiếu máu cơ tim, Xét nghiệm máu thì có rối loạn chuyển hóa Lipid. Xin hỏi bác sĩ, tình trạng của tôi có nên đổi thuốc, bớt thuốc hay nên làm thế nào? Huyết áp giảm như vậy có nguy hiểm không?
Xem câu trả lời
THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU
THS.BS.CKII HUỲNH THANH KIỀU
Trưởng khoa Nội tim mạch 1 - Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bác, Bác nên khám lại bác sĩ nếu ở mức huyết áp 104/64 mmHg bác thấy chóng mặt, yếu sức. Bác không nên tự ý tăng giảm liều thuốc mà không có ý kiến của bác sĩ điều trị. Trường hợp của bác cần gắn máy theo dõi huyết áp 24 giờ để đánh giá điều trị, khảo sát thêm bệnh mạch vành (thiếu máu cơ tim) bằng trắc nghiệm gắng sức hoặc chụp MSCT động mạch vành cản quang. Chúc bác nhiều sức khỏe. Trân trọng! Xem thêm

Xơ vữa động mạch cảnh, thiếu máu cơ tim xử trí thế nào?

Thanh Loan
Mẹ tôi năm nay 63 tuổi hiện bị đang điều trị bệnh xơ vữa động mạch cảnh và thiếu máu cơ tim, thoái hóa đốt sống lưng. Bà đã điều trị gần 3 năm nay tại bệnh viện và vẫn phải uống thuốc hàng ngày rất nhiều. Cho tôi hỏi với bệnh của mẹ tôi có thể can thiệp hoặc nên khám thêm chuyên khoa nào không ạ? Chân thành cảm ơn bác sĩ.
Xem câu trả lời
THS.BS HUỲNH KHIÊM HUY
THS.BS HUỲNH KHIÊM HUY
Trưởng khoa Hồi sức Tim mạch - Trung tâm Tim mạch
Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM
Chào bạn, Đúng là việc dùng nhiều loại thuốc điều trị nhiều bệnh cùng lúc luôn là nỗi ám ảnh với nhiều người. Tuy nhiên, quyết định điều trị can thiệp mạch cảnh hay mạch vành còn phải đánh giá rất nhiều yếu tố như triệu chứng của người bệnh, mức độ hẹp, vị trí nào,... Ngoài ra, ví dụ nếu có tình huống sau khi can thiệp giải quyết chỗ hẹp xong rồi thì cũng không chắc chắn là sẽ giảm được việc dùng thuốc về sau, thậm chí cần phải dùng nhiều hơn... Xem thêm

Tư vấn thiếu máu cơ tim và thiểu năng vành

Ho Kim Chi
Tôi bị thiếu máu cơ tim và thiểu năng vành. Tôi đã uống thuốc theo toa bác sĩ được một thời gian và hết đau tức ngực. Vậy có phải uống thuốc suốt đời không? Cảm ơn bác sĩ!
Xem câu trả lời

ĐẶT CÂU HỎI VỚI CHUYÊN GIA NGAY



LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI

ĐỐI TÁC BẢO HIỂM