//= SITE_URL ?>
Covid-19 chưa qua thì sốt xuất huyết cùng hàng chục bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính đã tấn công người lớn & trẻ nhỏ. Các chuyên gia cảnh báo: người dân cần cảnh giác với “nguy cơ kép” dịch chồng dịch lúc giao mùa.
20h ngày 15/10/2021, BVĐK Tâm Anh phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam – VTV tổ chức chương trình Tư vấn trực tuyến “Sốt xuất huyết: Phát hiện sớm & điều trị hiệu quả, tránh nguy cơ dịch chồng dịch”.
Chương trình được phát trực tiếp trên báo điện tử https://vtv.vn, https://thanhnien.vn, website tamanhhospital.vn, vnvc.vn. Livestream trên ứng dụng VTVGo của Đài truyền hình Việt Nam và các fanpage: Trung tâm Tin tức VTV24, VTV8 – Tin nóng miền Trung, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn. Các kênh Youtube BVĐK Tâm Anh, VNVC, Báo Thanh Niên. Tiếp sóng trên fanpage Báo Thanh Niên và fanpage VnExpress.net của Báo điện tử VnExpress.
Với sự tham gia của 3 chuyên gia Nhi khoa giàu kinh nghiệm:
1. ThS.BS Lê Phan Kim Thoa, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh TP.HCM
2. PGS.TS.BS Nguyễn Thị Quỳnh Hương, Trưởng khoa Nhi, BVĐK Tâm Anh Hà Nội
3. BS Trương Hữu Khanh – Nguyên Trưởng khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP.HCM.
Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh là gì? Làm sao phân biệt được giữa sốt thông thường, sốt xuất huyết và sốt do Covid-19? Hết sốt có phải là hết bệnh? Ba Mẹ làm cách nào để bảo vệ con suốt mùa thu đông khi thời tiết thay đổi liên tục? Cần phải làm gì trước nguy cơ “dịch chồng dịch”?
Hãy gửi ngay những thắc mắc của Anh/Chị để được chuyên gia tư vấn trong chương trình. Đặt câu hỏi tại đây.
Theo các chuyên gia, giai đoạn từ nay đến hết tháng 1/2022 là cao điểm của các bệnh mùa thu đông, cùng dịch sốt xuất huyết với đỉnh dịch có thể xuất hiện trong tháng 11 và 12. Cộng với dịch Covid-19 đang hoành hành, tiềm ẩn nguy cơ “dịch chồng dịch”.
Từ cuối tháng 9, số ca sốt xuất huyết tăng mạnh, nhiều người nhập viện chậm trễ do giãn cách, sợ Covid-19, ngại đi khám, khiến bệnh trở nặng. Theo thống kê của Bộ Y tế, tính đến thời điểm hiện tại, cả nước có hơn 50.400 ca mắc, đặc biệt có nhiều trường hợp nặng trên các cơ địa đặc biệt như phụ nữ có thai, bệnh nhân có các bệnh nền như suy tim, suy thận, bệnh gan, phổi mạn tính… 18 trường hợp tử vong do sốt xuất huyết, chủ yếu ở khu vực phía Nam. Các chuyên gia cảnh báo: đừng chủ quan với bệnh Sốt xuất huyết cùng các bệnh mùa Thu-Đông trong giai đoạn dịch Covid-19!
Tại khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM trong vòng hai tháng qua đã tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị sốt xuất huyết. Có thời điểm 90% số ca điều trị nội trú là các trẻ mắc bệnh lý này. Đáng ngại hơn, trong đó có những trẻ bị sốt xuất huyết kèm theo một hoặc nhiều bệnh lý khác như tay chân miệng, viêm đường hô hấp, tiêu chảy, nhọt da…
Bé N.P.M (2,5 tuổi, ở quận Tân Bình, TP HCM) sốt cao 39 độ suốt 3 ngày liên tục không đáp ứng với thuốc hạ sốt, không kèm các dấu hiệu khác. Ngày thứ ba, bé được đưa đi BVĐK Tâm Anh TP.HCM thăm khám thì phát hiện trong họng nhiều vết loét, một biểu hiện của bệnh tay chân miệng và được chỉ định nhập viện.
Sau khi nhập viện 1 ngày, bé bị chảy máu chân răng và vẫn sốt cao liên tục. Qua diễn tiến bệnh, các bác sĩ khoa Nhi- bệnh viện Tâm Anh nghi ngờ bé có bệnh sốt xuất huyết đi kèm. Bé được làm xét nghiệm máu và siêu âm. Kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị sốt xuất huyết có tụ dịch màng tim, màng phổi và tụ dịch trong ổ bụng. Như vậy bé N.P.M bị mắc 2 bệnh đồng thời: sốt xuất huyết và tay chân miệng.
Nhờ phát hiện sớm và điều trị đúng phác đồ nên đến ngày thứ 5, bé Minh cắt sốt hoàn toàn và được xuất viện khỏe mạnh sau 7 ngày điều trị.
Xem thêm: XÉT NGHIỆM COVID-19 TẠI SÂN BAY TÂN SƠN NHẤT:
BS.CKI Đỗ Thị Kiều Oanh, Bác sĩ khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM tái khám cho bé Phương Minh sau khi bé được xuất viện. Ảnh: Phong Lan.
Một trong những nguyên nhân khiến trẻ tăng nguy cơ “đồng nhiễm bệnh” đó là bố mẹ không đưa trẻ đến viện ngay khi xuất hiện triệu chứng mà để ở nhà tự chữa trị trong những ngày đầu. Đây là giai đoạn hệ miễn dịch của trẻ suy yếu do đang nhiễm bệnh nên rất dễ bị các loại virus khác tấn công.
Ngoài ra, vẫn còn nhiều bố mẹ bỏ qua các biểu hiện quan trọng của bệnh, tự ý điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ sử dụng toa thuốc cũ, ví dụ khi thấy trẻ sốt thì cho uống hạ sốt, ho thì uống thuốc ho… khiến trẻ không được điều trị đúng phác đồ nên bệnh tình trở nặng nhanh chóng. Điều này rất nguy hiểm, bởi không phải cứ sốt là nhiễm siêu vi hay viêm họng, chảy nước miếng là mọc răng. Trẻ cần được đưa đi thăm khám kịp lúc để làm các xét nghiệm cần thiết, từ đó phát hiện sớm và chính xác bệnh lý để can thiệp kịp thời.
ThS.BS Lê Phan Kim Thoa chia sẻ: “Dịch Covid-19 diễn tiến phức tạp vẫn chưa có hồi kết nên khi thấy trẻ có dấu hiệu sốt, ho, đau họng…, bố mẹ thường nghĩ tới virus SARS-CoV-2 nhiều hơn là các bệnh khác. Đây là lý do nhiều bệnh lý hay gặp ở trẻ, trong đó có sốt xuất huyết, bị bỏ sót. Tuy nhiên, mỗi căn bệnh có những triệu chứng riêng. Khi thấy trẻ có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, bố mẹ cần theo dõi chặt chẽ và tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ nếu cần. Bác sĩ sẽ thăm khám, chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán đúng bệnh và đưa ra lời khuyên nên làm gì tốt nhất cho bé”.
ThS.BS Lê Phan Kim Thoa – Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM cho biết, các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm không khí… thay đổi, tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Mùa thu đông với mưa giông thường xuyên khiến độ ẩm tăng cao, nhiệt độ thấp, ánh sáng mặt trời ít (có khả năng khử khuẩn) khiến virus tồn tại trong môi trường lâu hơn.
Bên cạnh Covid-19, nước ta vẫn phải đối mặt các căn nguyên gây bệnh hàng năm. Nếu chúng ta chỉ mải phòng, chống dịch Covid-19 và bỏ quên các nguy cơ căn nguyên bệnh khác, lơ là sốt xuất huyết và bệnh viêm đường hô hấp do virus như sởi, quai bị, thủy đậu, rubella…, tình trạng ‘dịch chồng dịch’ mùa Thu-Đông hoàn toàn có thể xảy ra.
Do đó, song song với chống dịch Covid-19, cần phải chú ý phòng các dịch bệnh theo mùa, nhất là hiện nay đang vào mùa dịch sốt xuất huyết, nếu để bùng phát sẽ rất nguy hiểm.
Sốt xuất huyết và Covid-19 đều là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus gây ra. Người lớn, trẻ nhỏ, người có bệnh lý nền, người có sức đề kháng kém… là những đối tượng nguy cơ cao mắc bệnh. “Hệ miễn dịch của trẻ càng yếu càng tăng nguy cơ ‘bệnh chồng bệnh’: vừa nhiễm sốt xuất huyết vừa kèm thêm nhiều bệnh lý khác. Giai đoạn đầu các triệu chứng của bệnh có thể trùng lắp nên rất khó để biết trẻ bị nhiễm virus sốt xuất huyết, virus SARS-CoV-2, nhiễm các loại siêu vi khác hay bị đồng thời nhiều bệnh. Đây chính là khó khăn trong việc chẩn đoán chính xác bệnh”, bác sĩ Kim Thoa cho biết.
Trẻ thăm khám bệnh với ThS.BS Lê Phan Kim Thoa – Trưởng khoa Nhi BVĐK Tâm Anh TP.HCM
Trong bối cảnh dịch Covid-19, các triệu chứng của sốt xuất huyết như sốt, đau mỏi cơ… rất dễ nhầm lẫn với COVID-19, hoặc cùng lúc trẻ có thể mắc cả 2 loại virus.
“Phải làm cùng lúc 2 xét nghiệm mới xác định được 2 loại bệnh này vì chúng có biểu hiện tương đồng. Trong trường hợp trẻ có biểu hiện mắc sốt xuất huyết, phụ huynh cần thực hiện test nhanh Covid-19 trước, nếu kết quả âm tính thì đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị. Còn nếu được chỉ định điều trị tại nhà, cần tuân thủ theo các hướng dẫn của bác sĩ, nếu thấy mệt nhiều, sốt cao hoặc bất cứ bất thường nào, cần đưa trẻ đến ngay bệnh viện để được xử trí kịp thời”, bác sĩ Kim Thoa cho hay.
Cũng theo bác sĩ Thoa, nếu trẻ nhiễm đồng thời Covid-19 và sốt xuất huyết thì quá trình điều trị khó khăn hơn nhiều. Phải vừa điều trị Covid-19, vừa theo dõi tình trạng bệnh của sốt xuất huyết để kịp thời truyền dịch chống sốc nếu diễn biến nặng.
Sốt xuất huyết là bệnh lý do siêu vi gây nên, lây truyền qua muỗi chích. Muỗi gây bệnh sốt xuất huyết là muỗi vằn. Muỗi vằn cái đốt người vào ban ngày, nhất là vào sáng sớm và chiều tối. Trẻ sốt xuất huyết thường sốt cao liên tục. Khoảng ngày thứ 4 đến ngày thứ 6, bệnh có khả năng trở nặng, bệnh nhi có thể bị cô đặc máu hoặc có dấu hiệu xuất huyết. Lúc này, nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến các cơ quan trong cơ thể trẻ như tổn thương não, tổn thương gan thận, giảm huyết áp đột ngột và tử vong.
Triệu chứng thông thường của bệnh sốt xuất huyết là sốt cao đột ngột lên 39 – 40 độ C trong 2 ngày đầu, bước sang ngày thứ 3 có thể xuất huyết ở những vùng da mỏng như da mặt, mặt trong cánh tay, vùng cổ… Các trường hợp nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, tổn thương gan, rối loạn đông máu… nếu không được điều trị kịp thời có nguy cơ tử vong.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, để tránh chồng chéo dịch bệnh, vừa phòng dịch Covid-19 vừa phòng sốt xuất huyết, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên dọn dẹp sạch sẽ nơi sinh sống, làm việc, tránh ao tù nước đọng làm nơi muỗi đẻ trứng dẫn đến phát sinh lăng quăng, muỗi.
Để phòng bệnh cho trẻ, bố mẹ cần sử dụng bình xịt, nhang, kem thoa xua muỗi, cho trẻ mặc áo quần dài tay, ngủ mùng kể cả ban ngày để tránh muỗi đốt. Những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt, nên thả cá để diệt lăng quăng. Khi trẻ có dấu hiệu bệnh cần đi khám ngay để kịp thời điều trị, chăm sóc bé đúng cách.
Khoa Nhi BVĐK Tâm Anh hướng tới mục tiêu tạo ra môi trường khám chữa bệnh thân thiện với bệnh nhi, nâng cao công tác phòng bệnh, an toàn trong mùa dịch, chống lây nhiễm chéo. Khoa được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, thế hệ mới, nhập khẩu đồng bộ từ các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc… giúp chẩn đoán nhanh, chính xác và điều trị hiệu quả các bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ. Đặc biệt, khoa có sự phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa khác như Trung tâm xét nghiệm, Trung tâm Chẩn đoán hình ảnh, Trung tâm Tim mạch, khoa Tai Mũi Họng… góp phần nâng cao hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý nhi khoa.