Bướu giáp keo là một bệnh tuyến giáp phổ biến, thường phát hiện khi khám sức khỏe hoặc siêu âm tuyến giáp. Bệnh thường xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, với tỉ lệ 4/1.
Bướu giáp keo là tình trạng tuyến giáp phì đại không kèm theo rối loạn chức năng tuyến giáp, bên trong bướu chứa dịch keo. Bệnh xảy ra khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của cơ thể. Lúc này, tuyến giáp bù đắp bằng cách mở rộng, khắc phục tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp nhẹ. (1)
Bướu giáp keo có dạng lan tỏa và dạng nốt.
Bướu giáp keo còn được gọi là bướu cổ đặc hữu, bướu cổ nang keo tuyến giáp, bướu cổ đơn thuần, bướu cổ đơn nhân không độc, bướu cổ đa nhân không độc hoặc bướu tăng sản dạng nốt. Dù có nhiều tên gọi nhưng tựu chung là tình trạng tổn thương lành tính. Tuy nhiên, trên hình ảnh siêu âm có thể biểu hiện giống các tổn thương ác tính.
Nguyên nhân chủ yếu do chế độ ăn uống không đủ iốt, thường xảy ra ở một số khu vực địa lý thiếu iốt (cách xa vùng biển). Khu vực có bệnh bướu cổ lưu hành nếu có hơn 10% trẻ em từ 6 – 12 tuổi bị bệnh.
Ngoài ra, nguyên nhân gây bệnh còn đến từ những rối loạn khác trong cơ thể, dùng thuốc, ăn nhiều thức ăn chứa goitrogens (như sắn, bắp cải, su su,…).
Các yếu tố nguy cơ bao gồm: (2)
Không! Bướu giáp keo là bệnh thường gặp và lành tính. Bệnh có thể chữa khỏi bằng cách thay đổi thói quen ăn uống (sử dụng thực phẩm chứa iốt (muối, nước mắm…)/ bổ sung iốt theo chỉ định của bác sĩ Nội tiết) hoặc phẫu thuật (khi có các biểu hiện khó nuốt, khó thở do khí quản bị chèn ép…). Do đó, với nhóm người này nên duy trì khám sức khỏe hàng năm; tầm soát hoặc khám định kỳ để phát hiện bệnh (nếu có) hoặc tránh để bệnh tiến triển nặng.
Trường hợp tuyến giáp tiến triển phình to hay sự phát triển của các nốt cứng (trội hơn hoặc to ra) có thể là dấu hiệu của bệnh tuyến giáp ác tính (ung thư). Người bệnh cần đi khám để được chỉ định sinh thiết bằng kim nhỏ nhằm loại trừ nguyên nhân ác tính.
Những biến chứng khác bao gồm: bướu cổ đơn thuần tiến triển thành bướu cổ nốt độc; nhiễm độc giáp (xảy ra tự phát khi tuyến giáp tiếp xúc lại với iốt); tình trạng suy tuyến cận giáp, tổn thương dây thần kinh thanh quản tái phát có thể xảy ra trong hoặc sau khi cắt bỏ tuyến giáp; người bệnh sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp cần bổ sung chất bổ sung tuyến giáp suốt đời…
Các bất thường của tuyến giáp có thể được phát hiện qua khám bệnh (nhìn, sờ, nghe, hoặc một số nghiệm pháp đặc biệt), hoặc phát hiện sớm qua khám sức khỏe định kỳ. Sau đó bác sĩ có thể sử dụng một số xét nghiệm để chẩn đoán và đánh giá bệnh bướu cổ.
Các phương pháp chẩn đoán bao gồm:
Phương pháp điều trị bướu giáp phù hợp cần căn cứ vào kích thước, nguyên nhân, thời gian mắc bệnh và sức khỏe của người bệnh. Mục đích điều trị là giảm kích thước của bướu, duy trì chức năng bình thường của tuyến giáp. (3)
Những phương pháp điều trị bướu giáp keo phổ biến là: bổ sung iốt, sử dụng hormone tuyến giáp, phẫu thuật tuyến giáp. Cụ thể:
Áp dụng cho trường hợp người bệnh bị bướu giáp keo do thiếu iốt nhưng chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường. Bổ sung iốt (dung dịch Lugol chứa muối của iốt) là phương pháp đơn giản nhưng cho hiệu quả rõ rệt trong việc thu nhỏ các bướu giáp keo mới. Thời gian điều trị theo chỉ định của bác sĩ (thường từ 6 tháng trở lên).
Tuy nhiên, một vài biến chứng cường giáp có thể xảy ra khi áp dụng cách điều trị này. Do đó, người bệnh nên tái khám theo lịch hẹn hoặc khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào xảy ra. Người bệnh cần tuân theo chỉ định dùng thuốc của bác sĩ, không nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung iốt để tránh rơi vào tình trạng quá liều.
Khi người bệnh bị bướu giáp keo do thiếu hụt hormone tuyến giáp và thiếu iốt cần điều trị sử dụng hormone tuyến giáp. Những loại thuốc người bệnh có thể dùng như Thyroxin (Levothyroxine, L-Thyroxine, Levothyrox), Triiodothyronine (Liothyronine)… với liều lượng, thời gian theo chỉ định của bác sĩ. Sau khoảng thời gian 8-10 tháng dùng thuốc, kích thước bướu giáp có thể nhỏ đi khoảng 40-60%, chức năng tuyến giáp hoạt động bình thường.
Trong thời gian dùng thuốc, người bệnh sẽ được xét nghiệm máu định kỳ để đo nồng độ các hormone T3, T4, FT3, FT4 và TSH nhằm theo dõi hiệu quả điều trị, điều chỉnh liều thuốc, phòng tránh nhiễm độc.
Tuy nhiên, thuốc cũng chống chỉ định cho những đối tượng nhồi máu cơ tim, thiếu máu cơ tim, cơn đau thắt ngực, cường giáp, người bệnh loãng xương,… Ngoài ra, một số tác dụng phụ có thể xảy ra như hồi hộp, tăng tiết mồ hôi, nóng nực, sút cân, loãng xương; tình trạng hiếm gặp hơn là mất ngủ, tăng cân, đau thắt ngực, dị ứng…
Đối với người bệnh bướu giáp keo, tuyến giáp phình to và hoạt động nhiều hơn bình thường để bù đắp lại sự thiếu hụt iốt/ hormone. Lúc này, phẫu thuật có thể ảnh hưởng tới chức năng tuyến giáp. Do đó, bác sĩ không chỉ định thực hiện phẫu thuật cho người bệnh.
Thông thường, phẫu thuật tuyến giáp được chỉ định cho những trường hợp sau: người bệnh rơi vào trạng thái nuốt nghẹn, khó thở, nói khàn do bướu giáp chèn ép; người bệnh bị bướu giáp keo lâu năm, nguy cơ/ nghi ngờ ung thư, bướu giáp chảy máu; bướu giáp phình to gây mất thẩm mỹ (người bệnh mong muốn phẫu thuật).
Phẫu thuật bướu giáp keo là phẫu thuật không quá phức tạp. Người bệnh có thể xuất viện sau vài ngày nếu không xảy ra biến chứng (chảy máu, nhiễm trùng); nói khàn (có thể hồi phục sau một thời gian); suy giáp; bướu giáp tái phát (do chưa điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bướu)).
Để được tư vấn và đặt lịch khám với các chuyên gia Nội tiết – Đái tháo đường hàng đầu tại BVĐK Tâm Anh, quý khách hàng vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Để phòng ngừa bệnh bướu giáp keo, đảm bảo chế độ ăn uống dung nạp đủ lượng iốt cho cơ thể. Lượng iốt khuyến cáo là 150 mcg/ngày. Cách đơn giản là sử dụng muối iốt trong nấu ăn; thực đơn bữa ăn đa dạng bao gồm cá, động vật có vỏ, thịt bò, gà, sữa… Bảo quản muối iốt trong lọ kín, để nơi thoáng mát, tránh ánh nắng chiếu trực tiếp hay để quá gần bếp nhằm đảm bảo hiệu quả phòng bệnh cao nhất.