Tăng nhãn áp là bệnh lý gây tổn hại thần kinh thị giác. Dây thần kinh thị giác vốn có nhiệm vụ gửi tín hiệu từ mắt đến não nhưng lại dễ bị tổn thương do áp lực trong mắt tăng cao, kéo dài. Khi tình trạng tổn thương thần kinh thị giác kéo dài, khó phục hồi sẽ dẫn đến diễn biến nặng của tăng nhãn áp, gây ra bệnh glaucoma (cườm nước), làm giảm thị lực.
Anh H.V.M. (50 tuổi, ở Q. Tân Bình) dụi mắt nhiều đến nỗi hai con ngươi đỏ, quầng và mí mắt sưng to. Anh đến BVĐK Tâm Anh TP.HCM khám do mắt ngứa, cảm giác khó chịu vô cùng. Vấn đề nằm ở chỗ, cứ mỗi lần ngứa mắt là anh lại đi mua thuốc không kê đơn ngoài tiệm về nhỏ. Anh quyết định đến khám tại BV Tâm Anh với hy vọng chấm dứt tình trạng ngứa diễn ra suốt thời gian dài.
Sau khi hỏi thăm tình trạng bệnh, tiền căn, ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng – bác sĩ chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh TP.HCM liền kiểm tra mắt bằng máy đo nhãn áp không tiếp xúc Rexxam. Kết quả đo máy kết hợp cùng với thông tin người bệnh, bác sĩ Tùng chẩn đoán anh H.V.M. bị tăng nhãn áp, đi kèm biểu hiện viêm kết mạc.
Thực tế cho thấy có rất nhiều trường hợp rơi vào tình trạng ngứa mắt “trường kỳ” giống như anh H.V.M và biểu hiện này cũng gặp ở mọi lứa tuổi. Có người hay ngứa mắt vào buổi chiều tối, có người lại cứ đến giai đoạn chuyển mùa, từ Thu sang Đông hay mùa khô sang mùa mưa là mắt lại nổi cơn… ngứa. Ngứa mà không dụi thì không thể chịu được, dụi cho đến khi mắt sưng húp mới thôi. Nếu ngứa và dụi diễn ra lâu ngày gây ra những tổn hại không nhỏ cho mắt.
Vì một lý do nào đó, thủy dịch (chất lỏng nuôi dưỡng mắt được sản xuất bởi cơ thể mi phía sau mống mắt) không thoát được ra ngoài, ngày càng tích tụ đã vô tình gây áp lực lên dây thần kinh thị giác. Khi áp lực lên cao hơn mức mà dây thần kinh thị giác có thể chịu đựng, thì dây thần kinh thị giác sẽ bị tổn thương. Tổn thương này được gọi là bệnh glaucoma (cườm nước). Về lâu dài, dây thần kinh thị giác sẽ suy giảm chức năng và gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến thị lực.
Cũng có nhiều giả thuyết khác về nguyên nhân gây bệnh tăng nhãn áp như bệnh gây ra do yếu tố di truyền hay bệnh là hệ quả của sự suy giảm lưu lượng máu cung cấp cho dây thị giác.
Các nguyên nhân khác có thể hiếm gặp hơn như nhiễm trùng mắt nghiêm trọng, nghẽn mạch máu trong mắt, viêm vùng mắt, chấn thương, tác động hóa học đối với mắt, sử dụng thuốc…
Những biểu hiện thường gặp của bệnh tăng nhãn áp bao gồm: sợ ánh sáng, chảy nước mắt, nhìn mờ… thậm chí có thể đau nhức mắt dữ dội, đau lan lên cả đỉnh đầu, nôn, buồn nôn. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bệnh diễn tiến âm thầm, không gây bất kỳ triệu chứng nào, bệnh nhân chỉ phát hiện khi tình cờ thăm khám, hoặc khi bệnh đã nặng.
Glaucoma được chia thành hai loại là Glaucoma góc mở và Glaucoma góc đóng. Mỗi loại cho những biểu hiện khác nhau:
Thông thường, glaucoma thường xảy ra ở người trung niên (40 tuổi trở lên). Tuy nhiên, người trưởng thành, trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ cũng có nguy cơ mắc bệnh.
Ngoài ra, các yếu tố nguy cơ gây bệnh bao gồm:
Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện các bước thăm khám bao gồm: đánh giá thị lực, đo nhãn áp, đo thị trường, soi góc tiền phòng, soi đáy mắt… kết hợp cùng việc phân loại tình trạng bệnh (glaucoma nguyên phát hay thứ phát) để có kết luận và hướng điều trị phù hợp với tình trạng người bệnh.
Kỹ thuật thực hiện: tạo hình vùng bè bằng laser ở bệnh tăng nhãn áp góc mở hoặc tạo lỗ rìa mống mắt (cắt móng chu biên bằng laser) ở những người bị bệnh tăng nhãn áp góc đóng cấp tính hoặc mãn tính.
Bác sĩ Phạm Huy Vũ Tùng khuyến cáo, một số bệnh về mắt nguy hiểm nhưng diễn tiến âm thần, nếu tình trạng bệnh kéo dài sẽ gây mất thị lực. Do đó, bất cứ ai cũng nên đi khám mắt định kỳ mỗi năm/1 lần để kịp thời phát hiện bệnh. Lúc đó, bác sĩ có giải pháp khắc phục kịp thời, giảm các nguy cơ nguy hại đến mắt. Đặc biệt, người bệnh không nên tự ý dùng thuốc cho những vấn đề của mắt. Bởi việc dùng thuốc không kê toa sẽ vô tình khiến tình trạng bệnh trở nặng và gây khó khăn cho bác sĩ trong việc phát hiện sớm bệnh.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA T M ANH