Tạp chí JAMA Ophthalmol vừa đăng nghiên cứu Covid-19 làm tăng nguy cơ mắc bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc. Bệnh xảy ra chủ yếu trong 6 tháng sau khi khỏi Covid-19. Nguyên nhân do Covid-19 tạo ra cục máu đông, bít tắc tĩnh mạch.
Bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc là tình trạng dòng chảy của máu từ võng mạc bị tắc nghẽn do cục máu đông. Động mạch đưa máu từ tim đến các bộ phận của cơ thể, còn tĩnh mạch đưa máu trở lại tim. Sự tắc nghẽn trong động mạch hoặc tĩnh mạch được gọi là tình trạng tắc mạch hoặc đột quỵ.
Võng mạc được bao phủ bởi các tế bào thần kinh đặc biệt, có chức năng chuyển đổi ánh sáng thành tín hiệu, truyền về não bộ giúp chúng ta nhìn thấy được hình ảnh. Khi võng mạc bị tổn thương sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhìn của người bệnh. (1)
Các tế bào thần kinh cần được cung cấp máu liên tục để cung cấp oxy, chất dinh dưỡng và các mạch máu đảm nhiệm công việc quan trọng này. Khi tắc nghẽn xảy ra, cục máu đông chặn dòng chảy của máu đi qua một trong số các động mạch não, khi ấy, khu vực không nhận được máu sẽ bị tổn thương.
Tình trạng tổn thương này cũng có thể xảy ra ở bất cứ bộ phận nào trên cơ thể. Khi một tĩnh mạch võng mạc bị tắc nghẽn, máu không thể chảy ra khỏi võng mạc, dẫn đến tình trạng xuất huyết (chảy máu) từ các mạch máu bị tắc nghẽn và rò rỉ dịch từ các mạch máu này.
Tắc tĩnh mạch võng mạc được chia làm 2 loại:
Sau bệnh võng mạc tiểu đường, tắc tĩnh mạch võng mạc mắt là bệnh rối loạn mạch máu võng mạc phổ biến thứ hai. Tắc tĩnh mạch võng mạc thể trung tâm thường xảy ra ở những người từ 50 tuổi trở lên. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh không được xác định. (2)
Tắc tĩnh mạch võng mạc xảy ra khi cục máu đông bít lòng mạch và gây tắc. Đôi khi tình trạng tắc tĩnh mạch xảy ra do các tĩnh mạch của mắt quá hẹp. Ngoài ra, nhóm đối tượng có nguy cơ cao hơn so với người khác bao gồm:
Bệnh thường xảy ra ở một bên mắt, tuy nhiên, có khoảng 6%-17% trường hợp bị bệnh này ở cả con mắt thứ hai.
“Người mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh đối diện nguy cơ tắc mạch toàn thân, một trong số đó là nguy cơ mắc bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc với các triệu chứng từ mơ hồ đến rõ ràng, bao gồm hiện tượng mờ hoặc mất thị lực (không gây đau) và thường xảy ra ở một mắt”, ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng – BVĐK Tâm Anh TP.HCM, chia sẻ.
Lúc đầu, tình trạng mờ hoặc mất thị lực có thể nhẹ, nhưng diễn tiến có thể nặng hơn trong vài giờ hoặc vài ngày sau đó. Đôi khi mất thị lực hoàn toàn gần như diễn ra ngay lập tức.
Nếu những triệu chứng này xảy ra, điều quan trọng, người bệnh nên đi khám bác sĩ chuyên khoa Mắt càng sớm càng tốt. Tắc tĩnh mạch võng mạc thường gây ra tổn thương vĩnh viễn cho võng mạc, thậm chí mất hẳn thị lực. Đây cũng là nguyên nhân gây ra các vấn đề về mắt khác.
Những biến chứng của tình trạng tắc tĩnh mạch võng mạc không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực mà còn gây ra các vấn đề về mắt khác, bao gồm:
Trước tiên, bác sĩ Mắt sẽ kiểm tra mắt và tìm hiểu về bệnh sử của người bệnh. Kế đến, bác sĩ sẽ kiểm tra võng mạc xem có dấu hiệu tắc nghẽn hoặc chảy máu hay không. Trước đó, người bệnh sẽ được nhỏ thuốc dãn đồng tử để quá trình kiểm tra mắt diễn ra dễ dàng hơn. (3)
Lưu ý, nếu từng dị ứng với thuốc giãn đồng tử (như Mydriacyl…), hay các loại dị ứng khác, người bệnh nên thông báo trước cho bác sĩ.
Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được kiểm tra võng mạc với các xét nghiệm hình ảnh chuyên sâu:
Dù chưa có giải pháp khai thông tĩnh mạch võng mạc nhưng vẫn có nhiều cách điều trị cho vấn đề tắc tĩnh mạch võng mạc.
Thực tế cho thấy, người bị tắc tĩnh mạch võng mạc vẫn hồi phục thị lực. Khoảng 1/3 người bệnh cho thấy một số cải thiện, 1/3 giữ nguyên và khoảng 1/3 dần cải thiện, nhưng có thể mất khoảng một năm mới có được các kết quả này. Trong một số trường hợp, các mạch bị tắc nghẽn sẽ dẫn đến tích tụ dịch trong võng mạc. Trường hợp khác, bệnh có thể gây ra sự hình thành các mạch máu mới. (4)
Theo đó, một số phương pháp điều trị bao gồm:
Một vài tình trạng bệnh lý tiềm ẩn dẫn đến tắc tĩnh mạch võng mạc, do đó, điều quan trọng là phải kiểm soát huyết áp, cholesterol và lượng đường trong máu. Nếu đang dùng thuốc tránh thai, hãy nói chuyện với bác sĩ, đôi khi đây cũng là nguyên nhân dẫn đến tắc tĩnh mạch võng mạc.
Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, ăn nhiều rau xanh, trái cây, hạn chế tinh bột, chất béo… nhằm ngăn chặn những bệnh lý nền như tiểu đường, xơ vữa động mạch tiến triển; hạn chế nguy cơ phát sinh bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc do những nguyên nhân này gây ra. Ngoài ra, luyện tập, vận động thường xuyên, bỏ hút thuốc lá… cũng giúp tăng cường thể trạng, đề phòng các loại bệnh lý cho bản thân.
Đặc biệt, nếu mắc phải các bệnh như tăng huyết áp, tiểu đường,… người bệnh cần điều trị hiệu quả các bệnh lý toàn thân này bởi đây cũng là nguyên nhân gây bệnh. Song song, kiểm tra mắt định kỳ hàng năm, người mắc bệnh nên kiểm tra 3-6 tháng/ lần, để xem xét tình trạng sức khỏe hiện tại đôi mắt.
Hệ thống BVĐK Tâm Anh với hệ thống máy móc trang thiết bị hiện đại, bao gồm:
Với tất cả các kỹ thuật máy móc hiện có, Hệ thống BVĐK Tâm Anh cung cấp các dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của khách hàng, bao gồm: Kiểm tra sức khỏe mắt toàn diện với hướng cá nhân hóa theo từng đối tượng người lớn và trẻ em; Khám mắt định kỳ giúp tầm soát các bệnh lý nhãn khoa tiềm ẩn; Khám và điều trị các bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể (cườm khô), tật khúc xạ, glaucoma (cườm nước), thoái hóa điểm vàng…
Bác sĩ Tùng khuyến cáo thêm, đối với người mắc Covid-19, ngoài nguy cơ mắc bệnh tĩnh mạch võng mạc, còn phải đối mặt với các bệnh về mắt khác như viêm kết mạc, viêm màng bồ đào, viêm thần kinh thị giác, rối loạn mạch máu võng mạc hay các rối loạn nhãn khoa thần kinh. Do đó, khi thấy có các biểu hiện khác thường ở mắt, người bệnh nên đi khám chuyên khoa để phát hiện sớm, điều trị kịp thời để khắc phục các vấn đề về mắt gây ra bởi Covid-19.
Để đặt lịch khám ThS.BS Phạm Huy Vũ Tùng – BVĐK Tâm Anh TP.HCM, bạn đăng ký tại đây.
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
Tóm lại, bệnh tắc tĩnh mạch võng mạc thường xảy ra ở những người mắc phải tình trạng bệnh lý như tiểu đường, bệnh mạch máu do tuổi tác, huyết áp cao, rối loạn máu… Vì vậy, nếu mắc phải một hay nhiều hơn những vấn đề sức khỏe trên hay nhận thấy mình có nguy cơ mắc bệnh hoặc xuất hiện các triệu chứng của tắc tĩnh mạch võng mạc, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt càng sớm càng tốt. Thông qua việc xem xét biểu hiện và lời khai bệnh lý, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện các xét nghiệm cần thiết để xác định xem bạn có nguy cơ hay đã mắc bệnh, từ đó đưa ra hướng điều trị phù hợp.